Bác sĩ nói gì về món ăn mà nhiều người vẫn ăn vào tết Đoan Ngọ

Sự kiện: Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp ủ lên men không chỉ là món ăn ngon, mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú. Đây là thực phẩm thường được sử dụng vào tết Đoan Ngọ mục đích “diệt sâu bọ” theo quan niệm của người xưa. Tuy nhiên, các BS cho rằng nhiều người vẫn đang lầm tưởng về công dụng của chúng.

Bác sĩ nói gì về món ăn mà nhiều người vẫn ăn vào tết Đoan Ngọ - 1

Theo BS CK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế BV Thống Nhất (TPHCM), rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Chính bởi vị cay nồng, cơm rượu trở thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian vào ngày này, con người phải ăn những thứ cay, nóng, chua, đắng để giết “sâu bọ” (giun, sán, ký sinh trùng) trong cơ thể.

Trong thành phần của món ăn này ngoài rượu,  nếp, theo BS Loan, chúng còn chứa nhiều đường glucose (một loại đường hấp thu nhanh); hàm lượng rượu tùy theo thời gian được ủ. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều có năng lượng. Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp than có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin có tác dụng phòng chống bệnh lý ung thư.

Dù có nhiều lợi ích nhưng BS Lan cho rằng không phải người nào cũng có thể ăn và ăn vô tội vạ món cơm rượu. Những đối tượng không nên ăn và ăn quá nhiều loại thực phẩm này bao gồm: trẻ nhỏ, những người bị tiểu đường và có bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, những người muốn giảm cân thì đây không phải là thức ăn nên dùng.

Bác sĩ nói gì về món ăn mà nhiều người vẫn ăn vào tết Đoan Ngọ - 2

Cơm rượu là món ăn truyền thống của người Việt vào tết Đoan Ngọ

“Cơm rượu có một hàm lượng etanol nên sẽ không phù hợp với trẻ nhỏ vì nếu ăn một lượng quá nhiều thì sẽ gây say. Thực phẩm này chứa đường hấp thu nhanh, do đó đối với những  người có bệnh lí đái tháo đường thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với lượng đường trên máu. Cơm rượu chứa nhiều tinh bột và đường, rượu chứa nhiều calo, nên ăn quá nhiều vẫn sẽ gây tăng cân. Trong quá trình lên men lactic còn sản sinh ra nhiều axit làm rối loạn tiêu hóa, không thích hợp cho những người bị đau dạ dày. ”, BS Loan phân tích.

Ngoài ra, theo chuyên gia này, những người đang có dấu hiệu dị ứng, chàm, hay mụn nhọt cũng không nên ăn cơm rượu vì sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

“Thực  tế chưa ai chứng minh được lợi ích diệt kí sinh trùng từ món cơm rượu ngoại trừ quan niệm của người xưa. Nhưng đây vẫn là một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng nếu ăn đúng cách. Mọi người nên chọn ăn những loại cơm rượu được lên men tối đa là 4 ngày, không ủ quá lâu và nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng. Thêm vào đó, nên ăn cơm rượu sau bữa ăn như một món tráng miệng, tránh ăn lúc đói và chỉ nên ăn 1-2 viên, không nên ăn nhiều”, BS khuyến cáo.

Có nên ăn mận, vải “giết sâu bọ“ sáng sớm Tết Đoan Ngọ?

Ăn các loại hoa quả chua kèm thực phẩm khác có thể khiến bạn phải đối mặt với những đau đớn trong dạ dày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Nhi ([Tên nguồn])
Tết Đoan Ngọ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN