Bác sĩ Nhi khoa cảnh báo căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ nhầm với bệnh cúm

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Viêm màng não mô cầu và viêm não Nhật Bản là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với những triệu chứng ban đầu thường gây nhầm lẫn với các bệnh cúm thông thường nên khó được phát hiện sớm.

Nhằm hưởng ứng Tuần Lễ Tiêm Chủng Thế Giới (24 – 30/4/2021) và Ngày Viêm Màng Não Thế Giới (24/4/2021), Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã tọa đàm “Thông tin về viêm não Nhật Bản và viêm màng não do não mô cầu”.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cảnh báo viêm màng não mô cầu và viêm não Nhật Bản đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với những triệu chứng ban đầu thường gây nhầm lẫn với các bệnh cúm thông thường nên khó được phát hiện sớm.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Theo thống kê, những ca mắc viêm não Nhật Bản và viêm màng não mô cầu tại nước ta chủ yếu là do không tiêm vắc-xin hoặc tiêm không đủ mũi, dễ thấy nhất là các trường hợp bỏ quên các mũi tiêm nhắc.

TS.BS. Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội (Truyền nhiễm), Trung Tâm Y Học Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới Trẻ Em, Bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ: “Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản là nỗi “ám ảnh” của cả người dân và nhân viên y tế. Do bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó viêm màng não do não mô cầu có diễn tiến nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

TS.BS. Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội (Truyền nhiễm), Bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ. 

TS.BS. Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội (Truyền nhiễm), Bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ. 

Cả hai căn bệnh này đều có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Với các bệnh truyền nhiễm khác như COVID-19 hay cúm, bên cạnh tiêm vắc-xin ta có thể ngăn ngừa bằng cách rửa tay, che mũi miệng khi ho,… nhưng đối với bệnh do não mô cầu và viêm não Nhật Bản, tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch, chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.”

Chuyên gia nhấn mạnh: Dù tiêm vắc-xin gì, quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ các mũi là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh hiệu quả. Do đó, cần tham khảo tư vấn của Bác sĩ để lựa chọn vắc-xin phù hợp nhằm bảo vệ bảo thân và gia đình khỏi những hậu quả nặng nề do các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này mang lại.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào?

Viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của não gây ra do virus viêm não Nhật Bản, lây truyền qua đường trung gian muỗi đốt. Tỉ lệ tử vong ở những người bị viêm não Nhật Bản khá cao, có thể lên tới 30%. Nếu may mắn còn sống, bệnh có thể để lại di chứng vĩnh viễn với các mức độ từ nhẹ đến nặng với tỉ lệ rất cao, khoảng 50% trên các bệnh nhân còn sống. Hiện tại, viêm não Nhật Bản không có điều trị đặc hiệu. Điều trị chỉ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm trùng và vật lý trị liệu khi có di chứng với chi phí rất tốn kém. 

Các chuyên gia tại buổi Tọa đàm. 

Các chuyên gia tại buổi Tọa đàm. 

Tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại các quốc gia dịch tễ của viêm não Nhật Bản như Việt Nam, cần đảm bảo tỷ lệ chủng ngừa cao để bảo vệ cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản là 1 trong 10 loại vắc-xin bắt buộc tiêm cho trẻ em theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.

Viêm màng não mô cầu lây truyền như thế nào?

Về viêm màng não mô cầu, theo các chuyên gia, đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Viêm màng não do não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn N. meningitidis gây nên.

Viêm màng não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc là ở trẻ sơ sinh, trẻ em mẫu giáo và thanh thiếu niên. Đây là là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tiến triển rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%,  thậm chí có thể lên đến 50% khi không được điều trị kịp thời. 

Đối với bệnh do não mô cầu, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Tiêm chủng cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận rộng rãi là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới.

Về tuần lễ tiêm chủng Thế giới (24-30/4/2021)

Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới được tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng tư hàng năm. Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận rộng rãi là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới.Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021 với chủ đề 'VẮC XIN ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN GẦN HƠN', sẽ thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn vào hoạt động tiêm chủng trên toàn cầu nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc gắn kết mọi người với nhau, đồng thời cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của mọi người, ở mọi nơi trong suốt cuộc đời.

Nhận lời thách đố “nuốt” ốc sên sống, người đàn ông bị viêm màng não

Thách đố nhau "nuốt" ốc sên sống trong lúc ngồi nhậu, người đàn ông nguy kịch vì bị viêm màng não.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN