Bác sĩ lý giải vì sao người trẻ khỏe mạnh vẫn có thể chết đột ngột vì bệnh tim
Cái chết bất ngờ của một nam diễn viên Đài Loan khi đang quay hình, gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi liên quan tới việc làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài.
Người mẫu kiêm diễn viên Godfrey Gao đã bị ngừng tim khi thực hiện thử thách chạy bộ trong chương trình nổi tiếng của Trung Quốc có tên "Chase Me". Đây là một chương trình được biết đến với việc đẩy người tham gia đạt đến giới hạn cao nhất về thể chất.
Cái chết của Godfrey còn có liên quan tới lối sống thường xuyên căng thẳng và thiếu ngủ. Nam diễn viên này đã làm việc liên tục trong 17 tiếng kể từ buổi quay hình bắt đầu vào thứ 3 lúc 8:30 sáng cho tới khi anh gục ngã vào khoảng 2 giờ sáng ngày hôm sau.
Sự ra đi đột ngột của Godfrey Gao khiến nhiều người bàng hoàng và nhận ra nếu cứ tiếp tục làm việc vô độ như vậy thì có thể đột tử bất cứ lúc nào.
Sự ra đi đột ngột của Godfrey khiến nhiều người ngạc nhiên tột độ, không ai nghĩ rằng người đàn ông 35 tuổi với vẻ ngoài lúc nào cũng khỏe mạnh lại có thể bị đột tử như vậy.
Theo nhiều bác sĩ tim mạch ở Singapore, sức khỏe của một người không thể được xác định dựa trên hình dáng ốm hay mập được.
"Một khuôn mặt đẹp chủ yếu nhờ vào mỹ phẩm và không phản ánh được tình trạng sức khỏe của con người", một bác sĩ tim mạch ở bệnh viện Mount Elizabeth, tiến sĩ Kelvin Wong cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang CNA. Trong cuộc phỏng vấn này ông cũng nói thêm về việc xác định một người khỏe mạnh như Godfrey tại sao lại chết vì ngừng tim.
Ông cũng nói thêm rằng hình dáng cân đối, thon thả là "không có gì đảm bảo cho sức khỏe".
Huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe con người.
Một bác sĩ tim mạch khác, tiến sĩ Kenneth Ng, hiện đang làm việc ở viện Novena Heart Center, Singapore đã đồng ý rằng nhiều người có thể bị đánh lừa bởi ngoại hình. "Huyết áp, glucose và cholesterol là những yếu tố quyết định một người có khỏe mạnh hay không", ông nói thêm.
Có một sự khác biệt giữa "trụy tim" và "đau tim"
Chứng "trụy tim" hay "ngừng tim" được kích hoạt bởi một sự cố điện trong tim khiến tim đập không đều và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Theo một trang First Aid for Free, khi tim đập không đều, sẽ khiến nguồn cung cấp máu không đủ cho các cơ quan quan trọng như não, dẫn đến mất ý thức và cái chết sẽ xảy ra ngay sau đó.
Trong khi đó, một cơn đau tim (được biết đến về mặt y tế là nhồi máu cơ tim cấp tính) xảy ra khi một động mạch tim lớn đột nhiên bị tắc nghẽn do cục máu đông và cơ tim bị tổn thương do thiếu oxy.
Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể bị đau tim, nhưng nó thường xảy ra ở người lớn tuổi, vì phải mất nhiều năm để phát triển một mảng bám mỡ làm tắc nghẽn các động mạch tim.
Đừng để bản thân rơi vào cái vòng luẩn quẩn, cố làm việc kiếm nhiều tiền nhưng rồi dùng tiền đó để
chữa bệnh.
Do đó, những người trẻ tuổi có vẻ ngoài thon thả và săn chắc sẽ có nguy cơ bị bệnh tim và nguyên nhân có thể là do:
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Đái tháo đường
- Di truyền
- Hút thuốc
Tuy nhiên, có thể có các yếu tố rủi ro khác thường không được chú ý.
Tiến sĩ Lin Weiqin, bác sĩ tim mạch tư vấn tại Trung tâm tim mạch Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Có một số điều kiện hiếm gặp, di truyền khiến các cá nhân phát triển cơ tim bất thường hoặc bất thường dẫn điện trong tim. Những cá nhân mắc các bệnh này có xu hướng nhịp tim không ổn định và gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu cố gắng quá mức".
Thật không may, như lời giải thích thì Godfrey không có vấn đề tim mạch từ trước nhưng không thể phủ nhận cơ thể của anh luôn ở trong tình trạng căng thẳng, làm việc liên tục suốt 17 tiếng trong khi còn cố gắng quá mức vượt chướng ngại vật trên trường quay.
Trong những tình huống đòi hỏi phải làm việc quá mức như vậy, hormone gây căng thẳng được sản xuất có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường .
Theo bác sĩ Wong, việc liên tục bị căng thẳng cũng có thể làm thay đổi cục máu đông trong các động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim.
"Căng thẳng cực độ cũng hiếm khi liên quan đến một loại đau tim duy nhất, dẫn đến một trái tim yếu được gọi là hội chứng Takotsubo (bệnh cơ tim do căng thẳng)", ông nói.
Ông nói thêm rằng trạng thái đau khổ như bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác cũng là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
Thêm vào đó, một trong những yếu tố phụ góp phần khiến cho Godfrey bị trụy tim là anh đang bị cảm cúm. Mặc dù cảm cúm không phải là nguyên nhân quan trọng trong cái chết của anh nhưng bác sĩ Wong giải thích thêm rằng virus có thể gây ra viêm tim, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng khiến cho tim trở nên yếu đi và dẫn đến trụy tim.
Tạp chí khoa học European Heart Journal vừa công bố nghiên cứu quy mô lớn phối hợp giữa Đại học Tulane và Trường Y tế...
Nguồn: [Link nguồn]