Bác sĩ hướng dẫn các bước sơ cứu tai nạn giao thông, mọi người cần biết

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Nhiều người chứng kiến tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động đã sơ cứu và chuyển bệnh nhân không đúng cách nên làm bệnh nhân nặng hơn.

Trước thực trạng nhiều người dân chứng kiến tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động đã sơ cứu và chuyển bệnh nhân không đúng cách nên làm nặng hơn tổn thương của bệnh nhân, hoặc có người thì không dám làm gì vì sợ làm sai, TS.BS. Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hướng dẫn các bước sơ cứu tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bước 1

Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, nên gọi 115 để có sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Bước 2

Xem nạn nhân có bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập).

Nếu có ngừng tim cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thằng chân tay, tránh gập cổ…rồi ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim.

Ép tim liên tục không nghỉ, ép nhanh tần số 120 lần/phút, ép mạnh, thả tay để ngực nở ra hết.

Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến.

Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.

Bước 3

Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.

Bước 4

Cố định cột sống cổ, yêu cầu cột sống cổ phải thẳng với trục cơ thể. Có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.

Bước 5

Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu, bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.

Bước 6

Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.

Bước 7

Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô… tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.

Lưu ý: Phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân khi di chuyển bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân cả 3 người cùng lùi cùng tiến. Để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình. Nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo, nhưng chấn thương cột sống cổ mất vững, khi di chuyển và sơ cứu, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay, hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. Đây là sai lầm dễ mắc phải của người cứu hộ thiếu kiến thức.

Nguồn: [Link nguồn]

Sơ cứu đột quỵ: Nhiều sai lầm cần tránh

Hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong khoảng 10% - 20%, gần 30% người sống sót phải chịu cảnh tàn phế

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN