Bác sĩ chỉ cách tránh khỏi những cơn đau răng tê tái
Đau răng là tình trạng sức khỏe làm phiền không ít người. Kiến thức về răng miệng luôn cần được phổ cập rộng rãi.
Trong khoang miệng thường lắng đọng nhiều nhóm chất hình thành do tác động từ nhiều tác nhân. Trong đó vi khuẩn tồn tại ở các chất lắng đọng trong khoang miệng là nguyên nhân gây sâu răng, nha chu và hôi miệng. Khi các chất lắng đọng bị vôi hóa dưới tác dụng từ các chất vô cơ trong nước bọt, sẽ hình thành lớp vôi khá cứng trên răng. Ngoài ra một số chất trong thức ăn và khói thuốc lá có thể làm ố răng, khiến răng bị biến màu kém thẩm mỹ.
Đau răng, nỗi khổ của nhiều người.
Màng sinh học (biofilm), bạn nghe thấy khái niệm này chưa?
Màng sinh học là khái niệm chỉ cấu trúc phức tạp phát triển trên nhiều bề mặt trong tự nhiên chứa các quần thể vi khuẩn. Ở vùng miệng, màng sinh học phát triển trên bề mặt răng (mảng bám) có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng hay kích ứng gây viêm vùng mô nâng đỡ quanh răng (viêm nha chu và viêm quanh răng giả, viêm trụ răng implant). Khoang miệng chứa hàng trăm loài vi sinh vật. Một số hiện diện dưới dạng vi sinh vật ẩn náu trong mảng bám. Phần lớn vi khuẩn đường miệng thuộc nhóm sinh vật không gây hại. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định nhóm vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn miệng và đôi khi khởi phát các bệnh toàn thân.
Màng sinh học chứa vi sinh vật gây bệnh một thách thức cần phải kiểm soát. Để hạn chế viêm (viêm nha chu và viêm quanh răng giả, viêm trụ răng implant) nặng thêm cần đi khám chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh đặc hiệu chống nhiễm khuẩn kháng sinh thường sử dụng kết hợp spiramycin và metronidazol. Một số dịch chiết thảo dược như rượu ngâm hạt cau, rượu lá trầu không, rượu vỏ cây duối, rượu ngâm hoa cúc áo, nước sắc vỏ cây gạo, nước sắc vỏ cây trám cũng có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi viêm lợi.
Lá trầu không dùng ngâm rượu có tác dụng hạn chế các bệnh về răng.
Để phòng bệnh, ta cần hiểu nguồn bệnh bắt nguồn từ các miếng nhỏ đồ ăn thức uống hoặc những chất trong khoang miệng do quá trình chuyển hóa còn sót lại dính trên kẽ răng, trên lợi đặc biệt giữa kẽ răng và lợi hoặc kẽ răng giả, răng bị sâu hay các vết nứt trên bề mặt răng.
Phòng chống sâu răng
Theo Giáo sư Paul Hathaway Keyes Trường Nha khoa, Đại học Temple University Kornberg Philadelphia đồ ăn, thức uống đặc biệt loại có đường cùng với vi khuẩn gây sâu răng là các yếu tố chính gây sâu răng. Gần đây các nhà khoa học phát hiện Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm dạ dày) có các mảng bám. Trong quá trình sâu răng vi khuẩn Streptococcus mutans và các vi khuẩn gây sâu răng (có khoảng 200-300 chủng sống trong miệng chúng ta) chuyển hóa đường thành các chất khó hòa tan. Các chất khó hòa tan bám dính trên bề mặt tạo nên màng biofilm hay mảng bám.
Có thể ngăn ngừa được sâu răng nhờ kiểm soát mức độ vôi hóa khi điều chỉnh độ kháng acid khoang miệng và bề mặt răng nhờ: 1. Giảm lượng đường sử dụng 2. Loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng 3. Tăng cường sức kháng acid ăn mòn men răng. |
Lời khuyên của bác sĩ/ dược sĩ là chúng ta nên chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa florid có hiệu quả làm sạch, ngăn ngừa sâu răng cao hơn nhiều so với chế phẩm không có flor. Và cũng khiến răng chắc khỏe hơn.
Phòng chống bệnh nha chu
Viêm lợi là hậu quả của bệnh nha chu, viêm lợi kèm theo những bệnh khác gây viêm các tổ chức quanh chân răng có liên quan tới nguyên nhân chung như rối loạn cân bằng dinh dưỡng, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và nhiều nguyên nhân tại chỗ như lắng đọng các chất trong khoang miệng và sai lệch chân răng.
Ngoài nguyên nhân gây sâu răng, màng biofilm còn là tác nhân gây bệnh nha chu: nội độc tố tiết ra từ vi khuẩn tích tụ trong thành phần mảng bám ở phần tiếp giáp giữa răng với lợi sẽ gây viêm. Vùng viêm biểu hiện đỏ, sưng cùng với mạch máu giãn nở sẽ dẫn đến hình thành các khoảng trống giữa răng và lợi, tạo điều kiện cho mảng bám phát triển đồng thời làm tình trạng viêm, phá hủy mô quanh chân răng trầm trọng hơn. Để ngăn ngừa bệnh nha chu tiến triển, chúng ta phải loại bỏ mảng bám và sử dụng các sản phẩm làm sạch răng miệng chống hình thành mảng bám. Các yếu tố này có thể tăng cường hơn nhờ sử dụng chất giảm viêm, ức chế phát triển vi khuẩn và kích thích tuần hoàn vùng lợi.
Theo y học hiện đại, đau răng là căn bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là sâu răng, viêm tủy răng... Để điều trị căn bệnh này, cần...
Nguồn: [Link nguồn]