Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường của việc uống cà phê khi bụng đói

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chuyên gia cảnh báo ngoài gây viêm đường tiêu hóa, thói quen uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Ảnh: Deposit Photos

Ảnh: Deposit Photos

Khi nói đến Epigenetics, tức là cách các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen, bác sĩ người Tây Ban Nha Alexandre Olmos cho biết uống cà phê khi bụng đói có thể kích hoạt các gen liên quan đến tình trạng viêm và những vấn đề tiêu hóa.

Theo bác sĩ Olmos, cà phê là một thức uống có lợi cho sức khỏe, bao gồm tăng trao đổi chất, tăng tỉnh táo, tuy nhiên, uống khi bụng đói có thể gây khó chịu. Chuyên gia giải thích rằng đồ uống này có tính axit tự nhiên nên nếu bạn tiêu thụ nó khi chưa ăn, nó có thể làm thay đổi độ pH của dạ dày. Việc này có thể dẫn đến tăng sản xuất axit dạ dày và bạn sẽ bị ợ nóng, khó tiêu.

Bác sĩ Olmos nhận định nếu bạn biến việc uống cà phê khi bụng đói thành thói quen, nó có thể gây viêm đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột - một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

Không chỉ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) do tình trạng viêm đường tiêu hóa, thói quen uống cà phê khi bụng đói còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2 và các rối loạn tự miễn dịch.

Trong video trên Instagram, chuyên gia sức khỏe này cho biết nhiều người lợi dụng cà phê để việc nhịn ăn gián đoạn trở nên dễ dàng hơn, nhưng uống cà phê khi bụng đói có thể khiến cơ thể bạn phản ứng theo những cách bạn không ngờ tới.

"Nó làm thay đổi độ pH của dạ dày, tăng sản xuất axit và theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, viêm và thậm chí ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Nhưng tác động của nó đối với di truyền học biểu sinh còn lớn hơn. Hành động uống cà phê khi bụng đói có thể kích hoạt các gen liên quan đến tình trạng viêm và những vấn đề về tiêu hóa, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều đối với sức khỏe lâu dài. Việc kích hoạt các gen này ảnh hưởng đến các mô, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính", chuyên gia cho hay.

Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ý, Mỹ và Anh đã chỉ ra cơ chế tiềm năng khiến cà phê trở thành "thần dược" cho sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hướng Dương (Theo Surrey Live) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN