Bác sĩ Bệnh viện K chỉ rõ dấu hiệu nhận biết căn bệnh khiến hơn 15.000 người mắc

Sự kiện: Ung thư

Nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh ung thư vú và hơn 6000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, đây cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ bởi theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6000 trường hợp tử vong vì ung thư vú. 

Đây thực sự là con số đáng lo ngại và để lại cho chị em nhiều băn khoăn như cần làm gì để chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú; khám tầm soát ung thư vú cần thực hiện những gì; ung thư vú có thể điều trị thành công hay không; ...... 

TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K thăm khám cho bệnh nhân. 

TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K thăm khám cho bệnh nhân. 

Nhân tháng nâng cao nhận thức về ung thư vú trên toàn cầu, TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K sẽ chia sẻ rõ hơn về căn bệnh này.

Thưa bác sỹ, bác sỹ có thể chia sẻ thêm về căn bệnh ung thư vú thường gặp ở độ tuổi nào?

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, đây cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ, bởi theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6000 trường hợp tử vong vì ung thư vú. Đây thực sự là con số đáng lo ngại và để lại cho chị em nhiều băn khoăn như cần làm gì để chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú; khám tầm soát ung thư vú cần thực hiện như thế nào.

Với các chị em phụ nữ, nếu không có yếu tố nguy cơ cao như đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi,.... thì nên đến khám tầm soát ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng nên tự kiểm tra, quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách tự khám vú tại nhà sau kỳ kinh 03-05 ngày để khi phát hiện bất thường thì đến khám.

Người dân tầm soát ung thư vú. 

Người dân tầm soát ung thư vú. 

Bệnh ung thư vú có những triệu chứng nào, thưa bác sỹ?

Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện. Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:

Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.

Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.

Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.

Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.

 Vậy nguyên nhân do đâu mà căn bệnh này ngày càng gia tăng?

Bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống.

Di truyền: Có khoảng 5-7% các trường hợp ung thư vú do các đột biến gen. Các đột biến gen BRCA1/2 di truyền này, gặp cả ở nữ giới và nam giới, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.

Những đột biến di truyền này có từ ngay khi sinh ra, và chúng ta không thay đổi được nó. Ngoài gen BRCA, thì còn một số đột biến gen khác nữa (p53, PTEN…) cũng tác động vào quá trình hình thành khối u tuyến vú.

Môi trường: những tác nhân từ môi trường như tia tử ngoại, tia X, hóa chất, khói xe, vi sinh vật…được gọi là các tác nhân sinh ung và được chứng minh có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Những tác nhân này làm cho các gen dễ bị đứt gãy trong quá trình sao chép, là điều kiện để các đột biến xuất hiện.

Lối sống: Ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động. Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen, nên các nguyên nhân làm tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế…làm cơ thể  phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn và do đó kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh -  một điều kiện để các đột biến sinh ung xuất hiện. Thừa cân và ít vận động còn có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những người đã mắc ung thư vú.

Khả năng miễn dịch của cơ thể: Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm và tiêu diệt các vật thể lạ trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. Một khối u ác tính chỉ có thể được hình thành nếu nó vượt qua được hết các chặng kiểm soát của hệ miễn dịch – một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng các đột biến gen xảy ra. Như vậy, về mặt nguyên tắc, nếu có một hệ miễn dịch khỏe và hoạt động tốt thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ ít hơn, trong đó bao gồm cả ung thư vú.

Như vậy, hầu hết các trường hợp ung thư vú đều không xác định được một nguyên nhân cụ thể. Những yếu tố về vật lý, phóng xạ, hóa chất, suy giảm miễn dịch, lối sống… mà chúng ta nói ở trên được gọi là các “yếu tố nguy cơ” gây ung thư vú. Có nghĩa là việc tiếp xúc với các yếu tố đó không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư vú, nhưng sẽ làm nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với không tiếp xúc. Hơn nữa, tác động của các yếu tố nguy cơ này có tính chất cộng gộp, nghĩa là càng tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ và trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.

Điều trị ung thư vú gồm những phương pháp nào thưa bác sỹ?

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất. Các phương pháp này thường được các bác sỹ cân nhắc kỹ, có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau điều trị trên một bệnh nhân tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm sinh học của khối u, tình trạng sức khỏe ... và cả mong muốn của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch .....

Xin cảm ơn bác sĩ!

Dấu hiệu nhận biết về ung thư vú ở nam giới

Nam giới bị ung thư vú có tỉ lệ sống sót thấp hơn phụ nữ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN