Bác sĩ bệnh viện K chỉ cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả
Theo khuyến nghị từ chuyên gia Bệnh viện K, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả, nhất là khi được phát hiện sớm.
Dạ dày là cơ quan hình chữ J, nằm ở vùng bụng trên, thuộc một phần của hệ thống tiêu hóa. Ung thư dạ dày là tình trạng tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào biểu mô tuyến của dạ dày, từ đó hình thành nên khối u tại dạ dày, có thể xâm lấn các cấu trúc xung quanh, thậm chí di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.
Nhìn chung, các dấu hiệu bất thường ở dạ dày khá mơ hồ bởi các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý lành tính khác của dạ dày.
Ảnh minh họa
4 nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều yếu tố có thể tác động và gây ra ung thư dạ dày, nhưng nguyên nhân đích xác đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, những yếu tố gây nên ung thư dạ dày có thể phân loại vào một số nhóm sau:
- Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ước tính trên thế giới có khoảng 70% dân số mắc vi khuẩn HP, tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải ung thư dạ dày.
- Do độ tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng lớn hơn, từ 40-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người trẻ. Thực tế, ung thư dạ dày nói riêng và ung thư nói chung có xu hướng trẻ hóa.
- Do chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Ăn nhiều chất cay, nhiều đồ ăn nướng, ăn nhiều thịt, ít chất xơ, ít vận động, hút thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Do di truyền: trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì nhóm người trong gia đình này có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn. Một số nghiên cứu gần đây chứng minh nguy cơ mắc bệnh này có liên quan đến đột biến gen.
Một trong những yếu tố khác nữa là do bệnh lành tính lâu năm có thể tác động bởi biến đổi về mặt sinh lí trong dạ dày thay đổi, gây nên ung thư dạ dày.
Làm gì để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả?
Ảnh minh họa
Theo khuyến nghị từ chuyên gia Bệnh viện K, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm, do đó người dân nên:
- Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.
- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên, thực phẩm qua chế biến, bởi các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
- Tầm soát ung thư dạ dày, cần được thăm khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện được bệnh giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
4 dấu hiện điển hình cảnh báo người bị ung thư dạ dày
Ảnh minh họa
- Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng - xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.
- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý.
- Sut cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.
- Nôn ra máu, ợ chua, đầy bụng sau khi ăn, đi ngoài phân màu bất thường thì rất có thể cảnh báo bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]
Một loại vi khuẩn khá khó trị, thường gây đau bụng, đầy hơi, ợ chua... còn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày - các nhà khoa học Nhật Bản vừa chứng minh.