Bác sĩ Bệnh viện K “bật mí” 5 cách để phòng ung thư vú

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú thường xuyên và khám định kỳ để tầm soát ung thư.

Bệnh viện K hướng dẫn 5 cách để phòng ung thư vú.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Giữ cân nặng của bạn ở mức thấp nhất có thể, phạm vi BMI bình thường (từ 18,5–24,9). Trong đó BMI được tính theo công thức: 

BMI = Cân nặng /(Chiều cao x Chiều cao)

Trong đó: Chiều cao tính bằng m, cân nặng tính theo kg.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Chế độ ăn đầy đủ, cân đối và hợp lý

Nhu cầu năng lượng cần đạt 25 – 30kcal/kg/ngày với lượng chất đạm chiếm khoảng 20% năng lượng, lượng chất béo 20 – 25% và lượng chất đường bột là 55 – 65%.

Hạn chế thịt đỏ (thịt động vật 4 chân như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu…) xuống còn 3 đơn vị/tuần (khoảng 300g thịt sống) hoặc ít hơn và hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng…); tránh chế biến các loại thịt ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài như rán hoặc nướng (đặc biệt là thịt đỏ).

Tăng cường rau xanh và trái cây đặc biệt là các loại rau họ cải do giàu hợp chất glucosilates – một nhóm hợp chất giàu lưu huỳnh được chuyển hóa thành isothiocyanates (ITCs) và indole trong quá trình tiêu hóa, được coi là một chất tiềm năng chống lại tác nhân ung thư.

Uống 3 – 5 tách trà xanh mỗi ngày, tránh sử dụng đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên

Cần duy trì việc tập thể dục với ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi ít nhất 30 phút.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo nhóm chuyên gia của Hiệp hội nghiên cứu ung thư thế giới (WCRF – World Cancer Research Foundation) có những bằng chứng tin cậy về việc cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trước và sau mãn kinh. Hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ rằng nguy cơ ung thư vú giảm khi thời gian cho con bú tăng lên.

Khám tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm

- Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú thường xuyên và khám định kỳ tầm soát ung thư.

- Phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp mamography 1 năm/ lần.

- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp mamography và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/ lần. Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm: tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm (trước 12 tuổi) mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormon nội tiết estrogen thay thế, không sinh con hoặc sinh con muộn sau 30 tuổi….

Nguồn: [Link nguồn]

Người bệnh ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ hay không?

Hiện nay rất nhiều người thắc mắc “liệu người bệnh ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ, có nên uống lá đu đủ hay không”?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN