Ba giai đoạn vàng để tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nhất định phải biết những điều này
Để con mình được sở hữu chiều cao lý tưởng, cha mẹ cần phải nắm bắt được những giai đoạn vàng phát triển chiều cao để có những thay đổi về dinh dưỡng, sinh hoạt,... sao cho phù hợp.
Việc phát triển chiều cao cho con ắt hẳn là sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Để làm được điều đó, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ là rất quan trọng, nhưng bổ sung sao cho đúng, bổ sung vào thời điểm nào cũng là một vấn đề nan giải.
Có 3 giai đoạn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà cha mẹ nên biết để có sự điều chỉnh thích hợp về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động ,... của con mình.
Giai đoạn mầm non (4 - 6 tuổi)
Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển, cũng là giai đoạn nền tảng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bổ sung canxi khi trẻ trong độ tuổi này vô cùng cần thiết đối với sự phát triển sau này. Đây là lúc hệ thống xương của con người đang trong giai đoạn tích lũy và dự trữ canxi, do đó nhu cầu bổ sung canxi của các bé là khoảng 800mg mỗi ngày.
Nếu không được bổ sung canxi đầy đủ, các bé có thể gặp tình trạng thấp lùn so với các bạn đồng trang lứa, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến dự trữ canxi trong xương, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thấp lùn và giảm chiều cao trong quá trình phát triển sau này.
Giai đoạn dậy thì (10 – 17 tuổi)
Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao sau này của trẻ. Thông thường, bé gái sẽ bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì sớm hơn bé trai. Tuổi dậy thì của bé gái là từ 10 – 16 tuổi, còn bé trai là 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển cực kỳ nhanh. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 30.000 mg canxi trẻ hấp thụ ở giai đoạn này thì chiều cao có thể tăng thêm 1cm.
Tuy nhiên trong khẩu phần ăn hằng ngày của các gia đình thường chỉ đáp ứng được chưa tới 50% lượng canxi cần thiết cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của con, tích cực bổ sung canxi và khuyến khích các bế vận động, sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý để đạt được chiều cao tối ưu.
Giai đoạn hậu dậy thì
Đây là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển chiều cao, đối với con gái kéo dài từ 16 – 23 tuổi, con trai từ 17 – 25 tuổi. Trong giai đoạn này, mô sụn của thanh thiếu niên vẫn chưa thực sự lành lại và vẫn còn khả năng phát triển thêm từ 2 – 3 cm mỗi năm. Nếu lúc này tích cực bổ sung canxi có thể giúp khai thác hết tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ.
Ba giai đoạn tăng trưởng vàng của trẻ giống như những quân cờ domino nối tiếp nhau. Đây là một quá trình liên tục, giai đoạn này là nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ, việc bổ sung đầy đủ canxi đều cần phải được chú trọng.
Ngoài ra cũng cần cho trẻ tích cực vận động, rèn luyện thân thể, có một chế độ sinh hoạt hợp lý, có thế trẻ mới đạt được chiều cao tối ưu.
Vận động
Nhảy dây có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện chiều cao của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ nhảy dây mỗi ngày, mỗi lần 10 phút, kiên trì tập luyện hằng ngày sẽ đạt được kết quả tốt. Ngoài ra, bóng rổ, cầu lông, bơi lội, chạy bộ, kéo xà,... cũng đều là những phương pháp rẻn luyện sức khỏe rất phù hợp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em thường xuyên tập thể dục thể thao có thể cao hơn các bạn cùng trang lứa không tham gia tập thể dục, trung bình từ 4 – 8 cm. Do đó cha mẹ nên định hướng cho con hình thành thói quen vận động, yêu thích thể thao.
Sinh hoạt
Thời gian tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất là từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng. Cha mẹ không nên để con đi ngủ sau 10 giờ. Đối với học sinh tiểu học, tốt nhất nên đi ngủ trước 9 giờ 30 để đảm bảo 8 tiếng thời gian ngủ mỗi ngày.
Dinh dưỡng
Sự phát triển của cơ thể con người hoàn toàn bắt nguồn từ chất lượng của thực phẩm nạp vào hằng ngày. Tùy vào tình trạng của mỗi bé mà tự cân đối dinh dưỡng cho phù hợp với trẻ. Tốt nhất nên đảm bảo bổ sung hơn 15 loại thực phẩm mỗi ngày.
Cha mẹ cần bổ sung đủ chất đạm cho trẻ như sữa, thịt, trứng, ... đồng thời chú ý cả đến những nguyên tố vi lượng như kẽm, canxi, sắt, ... và các loại rau quả trái cây tươi. Việc thiếu hụt những nguyên tố này sẽ khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển.
Bệnh tật
Bệnh tật cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao. Cha mẹ cần chú ý nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ bị ho mãn tính, viêm mũi dị ứng hay các bệnh mãn tính khác cần sớm đưa đi điều trị.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, chiều cao người Việt trong giai đoạn 1990-2020 đã có cải thiện rõ rệt.