Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì "hại cả mẹ lẫn con"

Sự kiện: Mang thai

Có những loại rau quả rất nhiều vitamin và tốt cho sức khỏe, thế nhưng với các mẹ bầu và thai nhi, những loại rau quả này lại có thể trở thành "thuốc độc".

Trái dứa (trái thơm)

Từ xưa đến nay, trái dứa luôn bị các chị em chia sẻ rầm rộ về tác hại của chúng đối với mẹ bầu. Dứa có chứa hoạt chất bromelain gây mềm cổ tử cung, tạo các cơn đau thắt bụng cho bà bầu. Việc này dẫn đến tình trạng sảy thai khó kiểm soát. Mẹ bầu hãy tránh xa việc ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang bầu nhé.

Nho

Lời cảnh báo của các bác sĩ về các loại rau củ quả bà bầu nên tránh chính là quả nho. Bởi vì chất resveratrol chứa trong nho có thể gây độc cho bà mẹ mang thai. Vào lúc này, vỏ nho đen rất khó tiêu hóa vì bộ máy tiêu hóa của bạn đang bị suy yếu. Thêm nữa, do tính axit cao nên các mẹ phải chịu đựng những cơn ốm nghén kéo dài và thậm chí dẫn đến tiêu chảy, thai lưu hoặc sảy thai.

Quả me

Mặc dù là loại rau ăn quả kích thích tiêu hóa cực tốt nhưng quả me lại có mặt trong danh sách các thực phẩm mẹ bầu cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lý do chính là bởi chúng rất giàu vitamin C gây ức chế sản xuất progesterone trong cơ thể. Khi mức hoạt chất này tăng cao thì mẹ bầu sẽ có thể bị sinh non, sảy thai, làm tổn thương đến các tế bào của em bé trong bụng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bản thân không sử dụng quá nhiều me cho dù là biểu hiện của “ốm nghén”.

Rau răm

Phụ nữ có thai ba tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.

Mướp đắng

Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì "hại cả mẹ lẫn con" - 1

Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Ngoài ra, mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Ngải cứu

Ngải cứu được xem là một loại thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đu đủ

Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì "hại cả mẹ lẫn con" - 2

Tuy rất tốt cho phụ nữ sau sinh nhằm kích thích tuyến sữa, gọi sữa về nhiều cho con nhỏ nhưng đu đủ xanh hay đu đủ chín đều là những loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Sở dĩ như vậy là bởi thành phần và cơ chế hoạt động chúng tương đương với thuốc nhuận tràng khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm và sảy thai. Không những thế, hạt của đu đủ giàu enzyme gây co bóp tử cung, không an toàn cho dù ở bất cứ dạng thực phẩm nào.

Dưa hấu

Các mẹ bầu thường mặc định rằng dưa hấu là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì khả năng thải độc cơ thể cực tốt khi điều chỉnh hydrat hóa. Thế nhưng, sự thật phũ phàng đây là loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Khi mang thai, bạn tiêu thụ dưa hấu thì cũng đồng nghĩa với việc đẩy con bạn tiếp xúc với các độc tố nguy hiểm mà dưa hấu đào thải.

Chuối

Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì "hại cả mẹ lẫn con" - 3

Không cần quá ngạc nhiên khi chuối lại được khuyến nghị trong tổng hợp các loại rau củ quả bà bầu nên tránh trong khi trước đây loại trái cây này không hề “kén chọn” người ăn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng chuối chống chỉ định với một vài trường hợp như sau: phụ nữ dị ứng với chuối, mắc bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Chất chitinase trong chuối có cơ chế hoạt động như một chất gây dị ứng khiến cho thân nhiệt tăng cao gây ra dị ứng và sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, khi mang thai chị em nên tránh ăn loại rau này. Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Súp lơ

Mặc dù súp lơ xanh hoặc trắng có hàm lượng lớn vitamin C nhưng nếu mẹ ăn hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai.

Chùm ngây

Tuy loại rau này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại được liệt vào "danh sách đen" bà bầu không nên ăn. Nguyên nhân là do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol (một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai), chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn rau chùm ngây, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ.

Nha đam

Nổi tiếng với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người sử dụng nhưng một số nghiên cứu chính thống chỉ ra rằng nha đam “hẹn hò” tại điểm hẹn các loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Nha đam có chứa một thành phần tương tự thuốc nhuận tràng đó là anthraquinone, có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết vùng chậu và từ đó dẫn đến sảy thai. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi có ý định ăn nha đam hay các chế phẩm từ nha đam trong những tháng đầu thai kỳ.

Quả đào

Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì "hại cả mẹ lẫn con" - 4

Đây là loại hoa quả mang tính nóng nên khi ăn với số lượng lớn mỗi ngày sẽ tạo ra phản ứng nhiệt quá mức đối với cơ thể bà bầu, dẫn đến chảy máu âm đạo hoặc sảy thai. Chị em đừng dại dột không bóc vỏ đào trước khi ăn vì có thể bị bỏng hoặc ngứa rát cổ họng. Thêm nữa, đào là loại quả chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản nhiều nhất gây ra những tác hại đối với sức khỏe người thưởng thức.

Mang thai mà không biết những điều này cực kỳ nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi

Nhận biết sớm những dấu hiệu khi mang bầu có lợi ích rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN