Âu yếm bạn trai, cô gái trẻ giật mình vì người ấy có tận 3 tinh hoàn

Câu chuyện được bác sĩ trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Đại học châu Á, Qiu Honjie chia sẻ trên tờ ET. Một người đàn ông 30 tuổi đã tìm tới bác sĩ và cho biết, anh có tới 3 'tinh hoàn'.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bạn gái tá hóa vì 3 tinh hoàn  Mọi chuyện bắt đầu từ một lần say đắm bên nhau của chàng trai và người yêu. Cô gái chợt phát hiện, anh có "tinh hoàn" thứ ba. Chàng trai sau đó đã tới bệnh viện để kiểm tra. Anh nói với bác sĩ rằng, thứ tưởng như "tin hoàn" thứ ba này không hề gây ngứa hay đau. Do đó, anh không bận tâm nhiều đến nó.

Theo tiết lộ của bác sĩ Qiu, quá trình thăm khám cho thấy ở bên bìu dương vật phải của bệnh nhân mọc ra một khối u có hình trứng. Khối u nằm ở vị trí ngay phía trên tinh hoàn, áp vào thừng tinh (spermatic cord - ống chứa các thành phần từ bìu qua ống bẹn vào trong ổ bụng) mà còn có cùng độ đàn hồi cơ chẳng khác gì tinh hoàn thông thường. 3 "tinh hoàn" cùng tạo thành một đường chéo kỳ lạ.

Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ chỉ ra rằng, mô bìu dư thừa này thực chất là một khối u đặc, dù rất may mắn, sau đó, nó được xác nhận là u lành tính. Tuy nhiên, bác sĩ Qiu tỏ ra lo lắng bởi nếu để khối u tiếp tục lớn lên, nó sẽ tạo áp lực lên thừng tinh và có thể làm tổn thương hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho tinh hoàn bệnh nhân.

Trẻ nhỏ "có" 3 tinh hoàn do đâu

Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, anh gặp nhiều bệnh nhân cũng hốt hoảng khi bỗng dưng có ba tinh hoàn đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Có những trường hợp cha mẹ bé hốt hoảng còn tưởng con bị ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, ở tuổi của các bé trai bệnh ung thư tinh hoàn rất hiếm và những bé trai có ba tinh hoàn càng hiếm hơn. Khi thấy bất thường ở cơ quan sinh dục tạo ra ba tinh hoàn, cha mẹ có thể đưa con đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và siêu âm cho trẻ để chẩn đoán chính xác bệnh.

Không chỉ u tinh hoàn mà nang thừng tinh là một bất thường bẩm sinh ở nam giới do sự tiêu biến của ống phúc tinh mạc đi theo tinh hoàn xuống bìu trong thời kỳ cuối của mang thai tới sau sinh.

Thông thường, nước trong nang có thể tự hấp thu trong vòng 12-18 tháng. Khi vượt quá thời gian này mà nang vẫn còn thì có chỉ định mổ để thoát dịch ở nang.

Về lâm sàng, bác sĩ Liên cho biết ở trẻ nam, có khối tròn, căng, mềm ở vùng bẹn bìu, di động dọc theo ống bẹn. Khối có thể to lên nhanh nếu ống phúc tinh mạc còn tồn tại nang nước trong ổ bụng.

Nang nước thừng tinh bình thường không quá nguy hiểm vì khi trẻ bị nang thừng tinh sau một thời gian, ống phúc tinh hoàn đóng lại, dịch sẽ không chảy và sẽ khô lại và tinh hoàn sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị nang thừng tinh hơn 1 năm rồi mà vẫn chưa khỏi lúc này sẽ rất nghiêm trọng vì nang lớn tạo áp lực lớn cho tinh hoàn, khi dịch ở nang thừng tinh quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn lên tinh hoàn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, chức năng sản xuất tinh trùng bị giảm sút. Ngoài ra, do quá trình cung cấp máu và nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh hoàn bị teo ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

Vì sao quý ông thích găm dị vật vào ”cậu nhỏ”?

Nhiều người thắc mắc tại sao đấng mày râu lại có thể găm được những dị vật vào “cậu nhỏ” của mình. Có người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Chi ([Tên nguồn])
Bệnh lạ hiếm gặp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN