Áp dụng uống nước theo phương pháp 3D, uống vào 5 thời điểm "vàng" này, nước vào cơ thể còn tốt hơn thuốc bổ!
Theo các chuyên gia y tế, nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, mỗi người nên thực hiện việc uống nước theo 3D: "uống đúng, uống đủ, uống đều".
Nước chính là dung môi của tất cả phản ứng ở trong cơ thể của chúng ta. Đồng thời, nước còn có vai trò vận chuyển những chất dinh dưỡng, giúp đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, qua đường mồ hôi hay qua đường hơi thở. Nước cũng giúp cơ thể chúng ta điều hòa thân nhiệt qua hiện tượng bốc hơi mồ hôi trên da.
Ảnh minh họa
Nếu ống nước không đúng cách, uống quá ít nước hoặc sai thời điểm thì sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ đầy đủ lượng nước đang cần, gây ra rối loạn các chức năng và dẫn tới nhiều bệnh tật. Ví dụ như khi cơ thể thiếu nước, các chất dinh dưỡng sẽ không được vận chuyển đến các tế bào kịp thời, gây ra khô mắt, khô tóc, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi...
Không có nước để bài tiết chất độc trong gan, thận thì gan, thận sẽ bị ngộ độc với nhiều căn bệnh như: Sỏi thận, sỏi mật, suy thận, phù nề, da mụn, mắt thâm... đi kèm nhiều biến chứng khác như: Táo bón, hạ huyết áp, tim đập nhanh, béo phì…
Còn nếu uống nước quá nhiều và dồn dập thì gây rối loạn chất điện giải trong máu, dẫn đến các triệu chứng như: Tiêu chảy, co giật, nôn mửa, đau đầu, chuột rút,... nguy hiểm nhất là phù nề não, động kinh hoặc ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan, thận, tim.
Vì thế, việc được hướng dẫn cách uống nước đúng cách, đầy đủ, không dư không thiếu và đúng thời điểm uống nước tốt nhất trong ngày là rất quan trọng để giữ cơ thể cũng như ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.
5 thời điểm rất cần bổ sung nước để thải độc cơ thể
Ảnh minh họa
Uống ngay sau khi thức dậy
Ngủ sau một đêm dài, cơ thể trải qua cả một quá trình trao đổi chất, do đó, khi sáng thức dậy cơ thể chúng ta sẽ ở trong tình trạng thiếu nước cực độ, lúc này độ nhớt của máu trong cơ thể rất cao. Chọn uống một cốc nước ấm lúc này không chỉ có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp trao đổi chất mà còn làm giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành các cục máu đông.
Uống trước khi ăn
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày. Vì vậy chỉ nên uống nước 30 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn.
Lý do vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu.
Uống khi cảm giác đói và mệt mỏi
Một cốc nước ấm vào khoảng 4 giờ chiều có thể tăng cường sự linh hoạt và tốc độ hoạt động của não bộ. Bởi trong thời gian cuối chiều này, bạn cũng dễ gặp phải cảm giác uể oải, mệt mỏi nên thường làm việc kém hiệu quả hơn. Khi bổ sung một ly nước vào khung giờ này thì cơ thể sẽ được "reset" trở lại và giúp não bộ sảng khoái, nâng cao hiệu quả công việc.
Uống trước khi đi ngủ tối
Không nên uống quá nhiều trước khi ngủ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nhưng không vì thế mà không uống nước. Nên uống một chút nước ấm trước khi ngủ vì khi ngủ say nước trong cơ thể sẽ bị hao hụt khiến lượng nước trong huyết tương giảm, độ nhớt của máu tăng cao. Uống nước trước khi ngủ có thể làm giảm hiện tượng này từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Uống trước và sau khi tập thể dục
Khi bạn tập thể dục, bạn sẽ mất nước và chất điện giải qua mồ hôi. Uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục là điều quan trọng để giữ cho cơ thể bạn đủ nước và giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất. Bạn nên uống nước hoặc thức uống có chất điện giải sau khi tập thể dục để giúp thay thế bất kỳ chất lỏng nào đã mất, tối ưu hóa hiệu suất và phục hồi.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh nên cơ thể thường đổ ít mồ hôi, nhu cầu uống nước thường không nhiều nếu như không tự ý thức. Tuy nhiên, việc uống không đủ nước vào...
Nguồn: [Link nguồn]