Ăn uống thế nào giúp hồi phục sức khỏe hậu Covid-19?

Sau khi điều trị khỏi Covid-19, cơ thể người bệnh có thể vẫn gặp phải những di chứng do hậu nhiễm Covid-19 để lại như mất vị, khó tiêu, hụt hơi... Lúc này một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, mau hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

Âm tính với Covid-19 nhưng sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn

Chị A.T trú tại Q.4, TP.HCM đã phải trải qua 15 ngày cách ly, điều trị tại bệnh viện vào đầu tháng 7. Sau khi khỏi bệnh và trở về nhà được 4 tuần, chị cho biết mình ăn uống không ngon miệng, ăn không tiêu, thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…. Nhờ gia đình kề cạnh chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng liên tục, chị mới sớm bình phục. 

Tương tự, N.N cho biết sau khoảng thời gian điều trị bệnh, cân nặng cô giảm tới 5 ký. “Tôi ăn uống mất vị, ăn không tiêu trong thời gian dài, cơ thể luôn mệt mỏi, sức khỏe chỉ bằng 70% so với trước đây” - N.N. thông tin thêm.

Giống như nhiều trường hợp khác, chị N.G (29 tuổi, trú tại TP.HCM) bị rối loạn giấc ngủ, rụng tóc, mất mùi-vị, đặc biệt là chứng khó tiêu và táo bón làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

N.G (TP.HCM) sử dụng trà Star Kombucha trong quá trình hồi phục sau Covid-19.

N.G (TP.HCM) sử dụng trà Star Kombucha trong quá trình hồi phục sau Covid-19.

Theo các chuyên gia y tế, không phải ai sau khi mắc Covid-19 cũng có sức đề kháng cao. Ngược lại, nhiều trường hợp phải mất thời gian khá lâu để điều trị hậu Covid-19. WHO ước tính 10-20% bệnh nhân Covid-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. “Các triệu chứng có thể xuất hiện khi Covid-19 mới khởi phát hoặc sau khi bệnh nhân phục hồi. Các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian”, WHO nói thêm.

Đảm bảo đa dạng thực phẩm để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Theo chuyên gia, F0 khỏi bệnh cần bổ sung đủ dinh dưỡng để bù đắp năng lượng đã mất, nếu không họ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, kéo dài triệu chứng hậu Covid-19. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều kháng sinh khi điều trị cũng gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Do đó, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng thì người bệnh cần đặc biệt quan tâm bổ sung lợi khuẩn cho ruột. Vì tiêu hóa khỏe thì quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể mới diễn ra thông suốt.

Trà Kombucha chứa chủng lợi khuẩn lactobacillus tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trà Kombucha chứa chủng lợi khuẩn lactobacillus tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Như vậy, điều đầu tiên, chế độ ăn của chúng ta phải hợp lý và cũng có đủ chất xơ. Bởi vì, chất xơ là thức ăn của các vi khuẩn probiotic. Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm lên men mà có probiotic như các sản phẩm lên men, điển hình là trà Kombucha. Quá trình lên men sẽ giúp tạo ra lượng lớn chủng lợi khuẩn lactobacillus, có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Song song đó, người F0 nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein (đạm) là thành phần nền tảng cấu tạo nên các tế bào miễn dịch và các kháng thể, tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu cơ thể chúng ta thiếu protein, sẽ bị ức chế việc hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại virus.

Theo đó, bữa ăn trong ngày đều cần chất đạm, cần phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, ...) và đạm thực vật (các loại đậu, nấm, đậu phụ, …).

Ăn đủ các nhóm chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (Nguồn: Internet)

Ăn đủ các nhóm chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh chất đạm và thực phẩm chứa lợi khuẩn, người F0 cũng nên thực hiện chế độ ăn giàu Flavonoid để giúp tăng khả năng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể. Flavonoid có trong quả họ dâu, trà xanh, cần tây, hành tây, trái cây họ cam chanh bưởi, các loại rau gia vị, …

Một nhóm dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường miễn dịch là các vitamin và khoáng chất. Có nhiều trong các loại rau quả như: cam, chanh, ổi, đu đủ, bưởi…

Và cuối cùng, để có một hệ miễn dịch tốt, bạn tuyệt đối không được bỏ qua nhóm chất béo (đặc biệt là chất béo giàu omega-3). Omega-3 là acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được, có vai trò chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch, có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá hồi,…

Trong thời gian phục hồi hậu Covid-19, ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bạn cần chú trọng chăm sóc sức khỏe bằng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch thông qua tập luyện và ăn uống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình bình phục.

Trà Kombucha là trà lên men giàu lactobacillus, một trong những chủng lợi khuẩn được sản sinh ra trong quá trình lên men. Chủng lợi khuẩn này có khả năng làm tăng số lượng tế bào miễn dịch cũng như kích hoạt hoạt động miễn dịch của cơ thể. Từ đó, giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tại thị trường Việt Nam, Star Kombucha - thương hiệu Kombucha tiên phong sản xuất theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và đạt tiêu chuẩn nhập khẩu Mỹ do FDA chứng nhận. Sản phẩm chứa nhiều probiotics được tạo thành từ quá trình lên men phù hợp nhu cầu chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho cả gia đình.

Bạn có thể mua Star Kombucha tại nhiều nơi như chuỗi siêu thị Co.opmart, Big C, GS25, Annam Gourmet, Aeon Mall, website của công ty.

Đặc biệt, tại gian hàng chính hãng của Star Kombucha trên Lazada đang có nhiều chương trình khuyến mãi, bạn có thể tham khảo tại: https://www.lazada.vn/shop/star-kombucha   

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN