Ăn uống thả phanh món khoái khẩu này, thanh niên choáng váng vì bị ung thư ruột kết
Đây cũng là món ăn yêu thích của nhiều người, thật khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.
Tiểu Vương (29 tuổi) ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc trong thời gian dài luôn trong tình trạng kiệt sức, thường xuyên bị tiêu chảy, trong phân có lẫn máu. Anh quyết định đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán mắc ung thư ruột kết.
Bác sĩ nói rằng, đại tràng của Tiểu Vương cần được cắt bỏ, sau đó sử dụng túi bài tiết nhân tạo trong suốt cuộc đời còn lại. Khi nghe tin này, anh cảm thấy suy sụp hoàn toàn và hối hận với những thói quen xấu của mình.
Khi tìm hiểu về thói quen của Tiểu Vương, bác sĩ xác nhận nguyên nhân gây ung thư ruột kết là do anh liên tục ăn thịt nướng trong suốt 1 năm. Rốt cuộc ung thư ruột kết có phải hoàn toàn do thói quen ăn uống gây ra?
Ung thư ruột kết nguy hiểm như thế nào?
Việc hình thành các tế bào ung thư không phải đột ngột, mà nó hình thành theo thời gian dài. Thông thường, sự xuất hiện của ung thư ruột kết là do chế độ ăn uống thường ngày có nhiều chất béo, ít chất xơ. Ngoài ra, còn có yếu tố môi trường và di truyền.
Chế độ ăn giàu chất béo đa phần đến từ thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật...
Ung thư ruột kết trong giai đoạn đầu thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng, nhưng khi bệnh bắt đầu tiến triển nhanh, nó sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu như khó tiêu và có máu trong phân.
Hầu như rất khó phát hiện ung thư đường ruột kết trong giai đoạn đầu, ngay cả khi nó có các triệu chứng nhẹ, nhưng thường được chẩn đoán là rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung.
Ngoài ra, ngay cả khi người bệnh chú ý đến các triệu chứng nhỏ để đi khám, việc khám sức khỏe định kỳ thông thường như siêu âm Doppler màu, chụp CT... cũng không phát hiện được ung thư ruột kết.
Một số người sợ hãi và từ chối nội soi khi nghe bác sĩ đề nghị nên nội soi đại tràng. Họ thường từ chối ngay từ đầu, chọn phương pháp khám khác, rồi bỏ qua giai đoạn vàng để phát hiện ung thư.
Dấu hiệu điển hình và phổ biến nhất của ung thư ruột kết:
- Đau bụng
Dấu hiệu này chiếm 60-80%, gây ra cảm giác đau đớn không thể chịu nổi cho bệnh nhân. Khi ung thư xâm lấn các cơ quan khác xung quanh, nó sẽ gây kết dính các mô, kích thích lên thành ruột, làm tắc ruột.
Ở giai đoạn đầu, các cơn đau chủ yếu là đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt, đôi khi các triệu chứng tương tự như viêm túi mật hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân sẽ dần dần cảm thấy cơn đau xuất hiện với tần suất cố định và dữ dội hơn.
- Thay đổi thói quen đại tiện
Nếu trước đó bạn có thói quen đại tiện đều đặn, nhưng gần đây lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy, táo bón... kéo dài hơn 2 tuần và dù có dùng thuốc vẫn không thuyên giảm, cần phải chú ý.
Điều này có thể liên quan đến sự khởi phát của các tế bào ung thư. Vì ung thư có thể phá vỡ chức năng của ruột, kích thích niêm mạc, chiếm không gian trong khoang ruột, sau đó dẫn đến rối loạn thói quen đại tiện.
- Thay đổi hình dạng phân
Ruột già của con người là một khoang hình trụ, nơi tích tụ cặn thức ăn và nước được hấp thụ trở lại, hình dạng của nó đã được cố định.
Tuy nhiên, nếu gần đây có sự thay đổi đột ngột về hình dạng của phân, chẳng hạn như phân trở nên lỏng toẹt hoặc cứng như đá, điều này có liên quan tới việc tế bào ung thư xâm lấn chiếm không gian.
Nếu phân quá khô sẽ cọ xát với khối u trong ruột, gây ra xuất huyết và máu lẫn trong phân.
- Phân có máu
Máu trong phân và máu dính trong phân hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau.
Khi đại tiện ra máu, máu không có trong phân, phân bình thường, không có màu đen, nhưng dính máu đỏ tươi bên ngoài, về cơ bản đây là dấu hiệu của một số bệnh liên quan tới hậu môn.
Tuy nhiên, nếu đại tiện phân lẫn máu, có mũ, nhầy nhụa, mùi khó chịu. Đây là biểu hiện điển hình của bệnh ung thư ruột, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy ung thư đã chuyển sang giai đoạn giữa và cuối.
Nguồn: [Link nguồn]
Vì còn quá trẻ, chàng trai này chủ quan nghĩ rằng cơ thể mệt mỏi có lẽ là do học và làm việc quá sức. Thế nhưng, những...