Ăn tối theo cách này đừng hỏi tại sao đường huyết lại tăng đột ngột như vậy
Đường huyết tăng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để kiểm soát đường huyết, không chỉ dựa vào thuốc mà còn chú trọng đến thói quen sống mỗi ngày.
Bữa tối là bữa cuối cùng trong ngày, nhiều người sau một ngày bận rộn thường sẽ chọn cách tự thưởng cho mình một bàn ăn thịnh soạn. Tuy nhiên, trong y học Trung Quốc, thời điểm buổi tối chính là lúc năng lượng dương trong cơ thể bắt đầu tích tụ lại, hoạt động của con người cũng giảm dần vì tới giờ ngủ. Nếu ăn quá no vào lúc này, một số loại thực phẩm khó tiêu sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, đặc biệt là lượng đường huyết trong máu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Những điều cấm kỵ khi ăn tối khiến đường huyết tăng cao
- Ăn tối quá muộn
Thời ăn tối tốt nhất là khoảng 6 giờ, không vượt qua 8 giờ và đi ngủ sau 3,4 tiếng kể từ lúc ăn xong. Nếu ăn uống theo thời gian này, thức ăn đã tiêu hóa gần hết trong dạ dày, nó sẽ không ảnh hưởng tới giấc ngủ, đồng thời còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu vào ban đêm.
Nếu bạn ăn quá trễ và ngủ ngay sau đó, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, tuyến tuỵ và nhiều cơ quan khác. Vào thời điểm những cơ quan này cần nghỉ ngơi thì chúng vẫn phải gồng mình hoạt động, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Việc tiêu hóa thức ăn kiểu này hoàn toàn không tốt cho việc duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
- Ăn quá nhiều thịt, chất béo
Bệnh nhân tiểu đường thường thừa cân hoặc béo phì, vì thế thời điểm buổi tối càng cần hạn chế ăn thịt và thức ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, lúc này nên tiêu thụ các sản phẩm từ đậu, trứng sữa sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Ăn quá no
Bạn chỉ cần ăn no khoảng 70% sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người buổi tối có nhiều thời gian thong thả hơn nên họ nạp vào cơ thể khá nhiều thức ăn, dẫn tới hệ tiêu hóa cho tới lúc ngủ vẫn trong tình trạng quá tải và hoạt động hết công suất. Việc ăn quá no và liên tục như vậy hoàn toàn không có lợi cho đường huyết.
Nguyên tắc ăn tối để tránh lượng đường huyết tăng cao
- Chỉ ăn no 70%
70% là cảm giác mặc dù bụng vẫn chưa cảm thấy no nhưng sự nhiệt tình đối với thức ăn đã giảm sút, tốc độ tiêu thụ thức ăn cũng chậm hơn và vẫn muốn ăn thêm chút nữa.
Tuy nhiên, khi cảm thấy bản thân đã không còn đói bụng, no vừa phải thì hãy rời bàn ăn để tránh ăn quá nhiều. Nếu muốn kiểm soát lượng đường huyết vào buổi tối, tránh tăng cao, bạn có thể thay thế bằng các loại bát nhỏ đựng đồ ăn.
- Ăn thực phẩm lành mạnh
Bữa tối không được ăn cá to, nhiều dầu mỡ, nếu muốn ăn thịt chỉ nên chọn loại nạc. Bạn có thể ăn món chính một ít và tăng cường trái cây, rau xanh nhiều hơn.
- Bổ sung thực phẩm còn thiếu trong ngày
Bữa tối là thời điểm thích hợp để bạn bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu trong ngày. Nếu bạn không ăn ngũ cốc vào buổi sáng và trưa thì có thể ăn thêm một ít khoai lang, bí ngô hoặc các loại hạt thô vào buổi tối. Ngoài ra, nếu ăn không đủ rau xanh, có thể bổ sung thêm nước ép. Những loại thực phẩm bổ sung cần ở mức vừa phải.
- Không ăn quá muộn
Nếu ăn tối quá muộn sẽ làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu nhân viên văn phòng cần làm thêm giờ, tốt nhất nên ăn trước khi làm thêm giờ. Trong quá trình làm việc, nếu cảm thấy đói bụng có thể ăn thêm một chút bánh quy hoặc snack…, tránh ăn quá nhiều.
Đối với bữa tối, hãy chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và carbohydrate. Bữa tối nên có nhiều hơn 2 loại rau để có thể tăng cường vitamin và cung cấp chất xơ.
- Hạn chế nhậu nhẹt
Việc nhậu nhẹt vào buổi tối là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, một khi xuất hiện tình trạng đường huyết tăng cao, bạn cần phải hạn chế thói quen này. Việc tiêu thụ quá nhiều bia rượu vào buổi tối không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
Sau khi ăn xong, muốn bảo vệ sức khỏe cần tránh ngay những thói quen có hại sau.
Nguồn: [Link nguồn]