Ăn thịt nướng có làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng không?
Mặc dù thịt nướng rất ngon nhưng nếu ăn thường xuyên trong thời gian dài, chắc chắn cơ thể sẽ không chịu nổi.
Bác sĩ Đinh Bân Bân tại Bệnh viện Trung ương Chu Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc chia sẻ một trường hợp mình từng tiếp nhận. Theo đó, bệnh nhân là một cô gái tên Tiểu Đồng (20 tuổi), có niềm yêu thích mãnh liệt với thịt nướng.
Theo lời kể của Tiểu Đồng, trung bình 1 tuần cô ăn thịt nướng 3-4 lần, thường vào đêm khuya. Món ăn yêu thích của cô là cánh gà nướng và cá nướng.
Ngoài thịt nướng, cô hiếm khi ăn trái cây hay rau củ. Cô chỉ ăn những món mình thích, thường là các món giàu chất béo nên dù cao 1m6 nhưng cô nặng tới 72kg.
Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của cô gái này.
Mặc dù Tiểu Đồng từng bị đau bụng, đại tiện có máu trong phân nhưng cô không nhận ra đó là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Cô vẫn duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh của mình cho tới một ngày, cô đại tiện ra quá nhiều máu và ngất xỉu trong nhà vệ sinh. Cô được phát hiện kịp thời và được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô bị ung thư trực tràng, khối u và mạch máu bị vỡ gây chảy máu nghiêm trọng. Để cứu sống cô, bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ nhiều khối u nhưng vì số lượng quá nhiều, di căn tới gan và phổi nên không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bác sĩ cho biết, trên lâm sàng, ung thư trực tràng thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nên cơ hội điều trị tốt nhất thường bị bỏ qua.
Triệu chứng điển hình của ung thư trực tràng là có máu trong phân, không gây đau đớn nên khó được phát hiện kịp thời, tế bào ung thư dễ di căn lên gan, phổi.
Nhiều người thắc mắc tại sao một cô gái trẻ 20 tuổi lại mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối như vậy?
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Những người như Tiểu Đồng thích ăn thịt nướng trong thời gian dài thuộc đối tượng có nguy cơ cao.
Khi thịt được nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân hủy và nhỏ giọt lên lửa than. Hiệu ứng polymer hóa nhiệt từ sự đốt cháy chất béo kết hợp với protein trong thịt tạo ra một chất gọi là benzo(a)pyrene - một chất gây ung thư mạnh có khả năng bám dính vào bề mặt thức ăn.
Một số người đã đo được hàm lượng benzo(a)pyrene trong gỉ thịt cháy dính trên que sắt dùng để nướng thịt, hàm lượng này lên đến 125 microgram trên mỗi kilogram.
Benzo(a)pyrene là một loại hợp chất hữu cơ có nhiều vòng thơm có tác dụng gây ung thư rõ rệt, được tạo thành từ sự kết hợp của một vòng benzen và một phân tử pyrene. Benzo(a)pyrene được tạo ra từ khói thuốc lá, dầu thực vật được sử dụng nhiều lần ở nhiệt độ cao, thức ăn bị cháy, thực phẩm được chiên quá lửa.
Nếu thường xuyên ăn món nướng bị nhiễm benzo(a)pyrene, chất gây ung thư này sẽ tích tụ trong cơ thể, có nguy cơ gây ung thư dạ dày và ung thư ruột. Đồng thời, thức ăn nướng cũng chứa một chất gây ung thư khác là nitrosamine.
Chính vì những nguy hiểm của thức ăn nướng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp thịt nướng vào danh sách 10 loại thức ăn không tốt cho sức khỏe.
Quay trở lại câu chuyện của Tiểu Đồng, ca phẫu thuật đã tạm thời cứu sống cô nhưng tình trạng vẫn còn nguy hiểm. Cô phải ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, còn hôn mê và rơi vào trạng thái thực vật do suy đa tạng trong cơ thể.
Cuối cùng, bố mẹ cô từ chối đề nghị đặt ống nội khí quản của bác sĩ, ký từ bỏ mọi nỗ lực cứu sống.
Thịt nướng tuy ngon nhưng không nên ăn thường xuyên. Bạn nên chú ý cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, ngay cả người trẻ cũng nên chú ý bổ sung rau củ quả tươi.
Bệnh nhân béo phì có nhiều khả năng bị ung thư ruột hơn, nên kiểm soát cân nặng và tăng cường vận động.
Ai cũng từng trải qua vài cơn đau bụng trong đời, nhưng nếu là cơn đau do viêm loét đại tràng thì không đơn giản.
Nguồn: [Link nguồn]