Ăn kiêng kiểu "hot", tăng 66-91% rủi ro chết vì bệnh tim, đột quỵ?
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với20.000 người Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo giật mình về phương pháp ăn kiêng được ca ngợi gần đây.
Theo Live Science, phương pháp ăn kiêng vừa được nhắc đến tại Phiên họp Khoa học lối sống EPI của Hiệp hội Tim mạch Mỹ hôm 18-3 là "nhịn ăn gián đoạn", theo công thức nghiêm ngặt 8-16.
Ăn kiêng bằng cách nhịn ăn gián đoạn nghiêm ngặt có thể gây rủi ro cho sức khỏe - Ảnh minh họa từ Internet
Nhịn ăn gián đoạn là kiểu ăn kiêng trong đó người thực hiện dùng thoải mái tất cả các bữa trong ngày gói gọn trong một khung thời gian cố định. Khoảng thời gian còn lại, họ hoàn toàn không ăn gì, chỉ uống nước.
Người thực hiện có thể chọn phương án "thư thả" như 12-12 (ăn các bữa trong 12 giờ, nhịn 12 giờ), hoặc nghiêm ngặt hơn là 10-14 (ăn trong 10 giờ, nhịn 14 giờ) và nghiêm ngặt nhất là 8-16 (ăn trong 8 giờ, nhịn 16 giờ).
Khoảng thời gian nhịn trong ngày càng dài, tác dụng giảm cân, kiểm soát đường huyết... dược cho là càng hiệu quả.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu sơ bộ mới đây, GS Christopher Gardner từ Đại học Stanford (Mỹ), tác giả chính, cảnh báo rằng chế độ ăn 8-16 nghiêm ngặt có thể khiến người thực hiện rơi vào tình trạng ăn uống kém chất lượng.
Họ đã phân tích dữ liệu của 20.000 người. Trong vòng 8 năm theo dõi, những người nhịn ăn gián đoạn 8-16 có nguy cơ tử vong vì tim mạch cao hơn đến 91% so với người ăn uống bình thường.
Riêng với những người đang có bệnh tim mạch, ăn 8-16 và 10-14 hoặc giữa 2 khoảng này cũng có nguy cơ tử vong do bệnh tim hay đột quỵ cao hơn 66%.
Tuy vậy, phân tích vẫn chưa chỉ ra cụ thể cơ chế gây ra điều này. Các tác giả cho biết họ vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ toàn cảnh các tác động của kiểu ăn kiêng này đến cơ thể.
Trước đó, nhịn ăn gián đoạn từng được vài nghiên cứu chứng minh là mang lại ích lợi cho một số trường hợp, bao gồm cải thiện mức insulin ở bệnh nhân tiểu đường, giảm béo phì rất tốt.
Song, nhiều bác sĩ, nhà khoa học cũng cảnh báo những đối tượng đặc biệt - người có sức khỏe không tốt, cao tuổi, bệnh nền - nên thận trọng, trao đổi với các bác sĩ khi thử áp dụng.
Mọi người cũng được khuyên tốt nhất chỉ nên bắt đầu bằng các lịch trình "thư thả" hơn, ví dụ kiểu ăn 12-12 hay ăn 14 giờ, nhịn 10 giờ.
Một loại rau họ cải mà người Việt hay dùng xào với thịt bò, nấu canh, nấu súp... có thể tạo đột phá trong việc can thiệp đột quỵ
Nguồn: [Link nguồn]