Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu

Mặc dù khoai lang là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể dẫn tới biến chứng như trường hợp của người đàn ông này.

Khoai lang được biết tới là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, rất lành mạnh, hương vị ngọt ngào của nó rất được yêu thích. Đặc biệt, những người muốn giảm cân, giảm táo bón rất ưa chuộng nó. Tuy nhiên, có một số lầm tưởng về khoai lang nên ăn không đúng cách, cuối cùng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như trường hợp dưới đây.

Ông Lưu (75 tuổi) sống một mình ở Trung Quốc. Ông mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh tình, ông còn đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày, thường chỉ ăn ngũ cốc thô để hạn chế làm tăng đường huyết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cách đây một khoảng thời gian, hàng xóm có cho ông một ít khoai lang. Sau đó, ông ăn khoai lang như thực phẩm chính liên tục trong vài ngày. Vào một ngày, ông đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn cùng lúc.

Mặc dù vậy ông vẫn chủ quan, cho rằng có thể là do dạ dày mình không tốt. Không ngờ tình hình ngày càng nghiêm trọng, ông bắt đầu nôn ra bất cứ thứ gì mình ăn vào, thậm chí cả nước uống.

Các con của ông Lưu sau khi biết chuyện liền vội vàng đưa ông đến bệnh viện kiểm tra. Lúc này, ông bị đau bụng dữ dội ở vùng giữa và dưới bụng, kết quả chụp CT cho thấy có tắc ruột non. Bác sĩ cho biết cần phải phẫu thuật cấp cứu kịp thời.

Sau ca phẫu thuật, quá trình hồi phục diễn ra rất tốt nên ông nhanh chóng được cho xuất viện về nhà. Gia đình ông cảm thấy khó hiểu tại sao ăn khoai lại bị tắc ruột?

Vì sao có người ăn khoai lang bị tắc ruột?

Tình trạng bị tắc ruột này thường xảy ra ở người lớn tuổi, chức năng tiêu hóa của họ kém, đặc biệt khi thường xuyên ăn một số loại thức ăn khó tiêu. Thức ăn khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa có thể hình thành sỏi trong dạ dày, loại sỏi này còn được gọi là sỏi Coproliths (phân hóa thạch), có xu hướng dễ làm tắc ruột.

Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu - 2

Khi sỏi làm tắc ruột lâu ngày sẽ khiến đường ruột bị thủng, nếu không can thiệp kịp thời dễ dẫn tới hoại tử ruột, thủng ruột, nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài khoai lang còn có một số loại thực phẩm dễ gây sỏi Coproliths như:

- Quả hồng

Quả hồng rất giàu axit tannic và pectin, hàm lượng trong quả hồng chưa chín càng cao. Ăn hồng khi bụng đói có thể dễ dàng kết hợp với axit dạ dày để tạo thành sỏi.

- Măng

Hàm lượng xenluloza trong măng rất cao, ăn quá nhiều một lúc sẽ dẫn đến hình thành sỏi trong dạ dày.

- Ổi

Hạt ổi rất khó tiêu hóa, ăn quá nhiều có thể khiến nó tích tụ trong dạ dày và hình thành sỏi.

Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu - 3

- Táo gai

Táo gai chứa một lượng lớn nguyên tố axit tannic. Nếu ăn một lần quá nhiều sẽ dễ kết hợp với axit clohydric trong dạ dày để tạo thành một loại thạch sền sệt, cuối cùng khiến phân cứng như đá.

Ngoài ra, các dị vật như tóc, trấu, cát, kim loại vô tình xâm nhập vào cơ thể dễ sinh sỏi Coproliths, đe dọa tới sức khỏe.

Bất kể bạn ăn thực phẩm gì trong cuộc sống hằng ngày đều chú ý kiểm soát số lượng, nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ đe dọa sức khỏe.

Một số tin đồn về tác dụng của khoai lang

1. Ăn khoai lang có giúp hạ đường huyết không?

Một số nghiên cứu cho thấy sau khi uống chiết xuất khoai lang, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã cải thiện insulin, có lợi cho việc kiểm soát đường trong máu. Nhiều người cho rằng, khoai lang có thể hạ đường huyết sau khi đọc nghiên cứu này.

Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu - 4

Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả trong việc ăn khoai lang để hạ đường huyết, cần phải ăn số lượng lớn tương đương với chiết xuất trong nghiên cứu. Điều này trái ngược với lời khuyên nên ăn khoai lang một cách điều độ.

Khoai lang chứa nhiều nước và chất xơ nên cơ thể của những người khỏe mạnh dễ hấp thu và tiêu hóa. Nó cũng có thể dùng cho bệnh nhân tăng đường huyết, có tác dụng giảm bớt lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn.

2. Khoai lang trị táo bón được không?

Về vấn đề này, Zhang Zhiqian, phó trưởng khoa Hậu môn trực tràng của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc ở Hạ Môn cho biết: “Ăn khoai lang nấu chín đúng cách, cellulose trong khoai lang có thể hấp thụ nước trong ruột, tăng quá trình bài tiết, có thể làm giảm táo bón ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột trong khoai lang tương đối cao, ăn sống hoặc ăn nhiều dễ dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn”.

Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu - 5

3. Khoai lang có thể tiêu diệt tế bào ung thư và chống ung thư không?

Có một số tin đồn trên mạng cho rằng, ăn khoai lang có thể tiêu diệt 98% tế bào ung thư, điều này là không xác thực.

Trước hết, thí nghiệm không được tiến hành trên cơ thể người và kết quả thu được từ thí nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật. Hơn nữa, các chất chiết xuất được sử dụng trong các thí nghiệm này không phải là khoai lang, có một sự khác biệt lớn so với việc ăn khoai lang chín.

Tóm lại, việc ăn khoai lang để chống ung thư, hạ đường huyết, trị táo là không khả thi. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng, khi ăn cũng cần chú ý một số điều.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang rất giàu dinh dưỡng, trong 100g khoai lang chứa khoảng 102 kcal, 0,2g chất béo, 24,7g chất bột đường, cùng với chất đạm, chất xơ hòa tan. Tuy nhiên, khi ăn cần phải chú ý một số điều dưới đây:

Ăn khoai lang hằng ngày, người đàn ông bị tắc ruột phải kêu cứu - 6

- Kiểm soát số lượng

Ăn quá nhiều khoai lang sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột, dễ gây ra các triệu chứng như chướng bụng, nấc cụt, xì hơi.

- Không ăn khi bụng đói

Ăn khoai lang khi bụng đói dễ gây ra triệu chứng ợ chua, đối với một số người bị loét dạ dày, nó dễ kích thích tiết axit dịch vị gây khó chịu ở bụng.

- Không ăn cùng quả hồng và các thực phẩm khác

Bản thân khoai lang là thực phẩm có hàm lượng đường cao, sau khi vào dạ dày dễ lên men làm tăng tiết axit dịch vị. Thành phần tanin và pectin trong hồng sẽ phản ứng với khoai lang, dễ tích tụ và tạo sỏi trong dạ dày.

- Người dạ dày kém nên ăn ít

Hàm lượng chất xơ không hòa tan trong khoai lang tương đối cao, đối với những người chức năng đường tiêu hóa kém ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Người đàn ông mắc bệnh gút vì thích cho thứ gia vị này khi nấu nướng

Đây là loại gia vị phổ biến trong nhiều gia đình, có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẰNG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN