Ăn cua đồng, khốn khổ vì nổi mề đay khắp người

Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu. Cứ 100 người có 15 đến 20 người từng bị nổi mề đay, thậm chí có người bị nặng còn gây choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.

Dị ứng cua đồng 

Anh Nguyễn Văn Nam trú tại Thường Tín, Hà Nội đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì triệu chứng hay bị nổi mẩn ngứa, đặc biệt là ngứa quanh khu vực vùng kín. Anh Nam cho biết khoảng 2 năm nay mỗi lần ăn cua đồng là một – hai tiếng sau anh thấy ngứa ngáy khó chịu ở chỗ ấy, thậm chí thân cậu nhỏ cũng nổi mẩn. Anh Nam lúc đầu không biết là bị làm sao nên chỉ ra sức gãi. Có lúc gãi còn xước cả da. Chỉ vài tiếng sau, những nốt đỏ biến mất.

Anh Nam theo dõi cứ ăn xong canh cua là y như rằng lại bị như thế. Trong khi đó, món canh cua đồng là món phổ biến ở gia đình anh vì vợ anh bán cua, tôm ở một chợ trong nội thành Hà Nội nên hầu như ngày nào còn ế cua cũng mang về cả nhà ăn. Hôm nào không có cua, hoặc anh không ăn là không bị ngứa.

Bác sĩ khám cho biết anh Nam bị dị ứng với cua đồng, với dị ứng này anh chỉ cần bỏ không ăn thì sẽ hết triệu chứng nổi mẩn ngứa.

Ăn cua đồng, khốn khổ vì nổi mề đay khắp người - 1

Hình ảnh làn da bị mề đay.

Còn trường hợp của chị Trịnh Hoài Thủy trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội thì khác. Chị Thủy bị dị ứng với con sam. Chị không thể nào quên được buổi đi du lịch ở Cát Bà. Cả nhóm đi gọi hai con sam biển ra ăn. 

Chị Thủy chưa ăn bao giờ, thấy ngon chị ăn lấy, ăn để. Kết quả, 30 phút sau chị nổi mẩn rồi khó thở phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị dị ứng với con sam biển.Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có rất nhiều bệnh nhân đến khám với các triệu chứng bị dị ứng, nổi mề đay có người dị ứng với thực phẩm, có người dị ứng với phấn hoa, thậm chỉ dị ứng với cả bụi.

Chỉ cần tách tác nhân gây dị ứng

Bác sĩ Nguyễn Thành – Nguyên trưởng khoa Khám Bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, mày đay là một dạng của bệnh dị ứng nhiều người mắc phải. Trung bình cứ 100 người có khoảng 15 đến 20 người bị mề đay.Triệu chứng của bệnh đó là da thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào, kích thước to nhỏ khác nhau. Sẩn nổi trên mặt da, có thể hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.Khi có các triệu chứng nổi mề đay, đa số người bệnh đều cảm thấy rất ngứa, cũng có trường hợp chỉ cảm giác châm chích hoặc rát bỏng thậm chí có thể gây khó thở, choáng váng. Bệnh mề đay gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. 

Theo bác sĩ Nguyễn Thành bệnh mề đay không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. 

Tùy cơ địa, mỗi người có tác nhân gây bệnh khác nhau, có thể do phấn hoa, bụi, thuốc, hải sản, rượu bia, sơn... Ngứa có thể nổi toàn thân hoặc một vùng da. Có những bệnh nhân chỉ ngứa ở lưng, ở mặt nhưng có bệnh nhân ngứa chân tay, thậm chí của quý. 

Chỉ cần tránh tác nhân gây mề đay là sẽ không bị bệnh nữa. 

Bác sĩ Nguyễn Thành khuyến cáo, khi da có biểu hiện sẩn, phù, người dân nên ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da. Bạn có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN