Ăn chay có ngăn ngừa ung thư?

Sự kiện: Ung thư

Như chúng ta đã biết, ung thư là một căn bệnh chết người có tỷ lệ tử vong rất cao. Ung thư là tình trạng có sự nhân lên bất thường các tế bào trong cơ thể, và cuối cùng sẽ tiêu hủy các mô và các cơ quan. Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này và nhiều loại bệnh ung thư không thể chữa hết được.

Thịt là một phần không thể thiếu trong chuỗi thức ăn của con người từ trước đến nay. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong nền văn minh - xã hội, các tôn giáo và các hiến pháp đã ra đời, cùng với đó là các đức tin và truyền thống nhất định, rất nhiều người theo chế độ ăn chay do niềm tin tôn giáo. Một số người theo chế độ ăn thuần chay, họ không ăn bất kì một sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật bao gồm sữa, phô mát,… Họ thực hiện chế độ ăn chay, vì không cho phép giết hại động vật để chế biến thành thực phẩm. Theo thống kê, trên thế giới, số người ăn thịt nhiều hơn so với số người ăn chay và thuần chay. Vì vậy, khi chúng ta đọc, hay nghe thấy ở đâu đó có thông tin rằng, chế độ ăn nhiều thịt có thể không lành mạnh và chúng ta hoài nghi về tin tức này. Bởi, chúng ta có thể chưa gặp vấn đề nào về sức khoẻ liên quan đến việc ăn thịt.

Ăn chay có ngăn ngừa ung thư? - 1

Thực tế, mỗi chế độ ăn đều có ưu và nhược điểm riêng.

Chế độ ăn thịt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như protein, sắt, khoáng chất ... rất cần thiết cho sức khoẻ. Trong khi đó, chế độ ăn hoàn toàn dựa vào thực vật thường có hàm lượng đạm thấp và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Gần đây, đã có một cuộc tranh luận đang diễn ra trong lĩnh vực khoa học y tế, trong đó đặt câu hỏi liệu một chế độ ăn uống hoàn toàn dựa vào thực vật có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị ung thư.

Như chúng ta đã biết, ung thư là một căn bệnh chết người có tỷ lệ tử vong rất cao. Ung thư là tình trạng có sự nhân lên bất thường các tế bào trong cơ thể, và cuối cùng sẽ tiêu hủy các mô và các cơ quan. Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này và nhiều loại bệnh ung thư không thể chữa hết được.

Thực tế, ngay cả khi nỗ lực để chữa trị bệnh ung thư, nhưng bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào trong cơ thể. Một số loại ung thư phổ biến là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư máu, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ... Các triệu chứng của bệnh ung thư thường xảy ra ở giai đoạn muộn. Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Cornell cho thấy chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Chế độ ăn chủ yếu dựa vào thịt có thể làm tăng sự phát triển và sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vì một số loại thịt có thể chứa nhiều hormone và enzyme có hại cho cơ thể người. Ngược lại, chế độ ăn uống dựa vào thực vật có nhiều chất chống oxy hoá và chất xơ có thể phá huỷ các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Kết luận của các nhà nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn chay có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư.

Ung thư dạ dày vì... ”ăn ngon”

Ung thư dạ dày đang ngày một gia tăng, đặc biệt đối với nam giới lớn tuổi, người thường xuyên ăn thức ăn nhiều muối,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS.Tuyết Mai (Sức khỏe & đời sống)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN