Ăn cam chớ phạm những sai lầm này kẻo hối không kịp
Cam là loại quả phổ biến, dễ ăn lại rất giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nếu mắc phải những sai lầm này khi ăn cam sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Cam là nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho làn da căng bóng, mịn màng. Chỉ một quả cam đã cung cấp được gần như đủ lượng vitamin C bạn cần trong một ngày. Nó cũng chứa lượng lớn khoáng chất và các vitamin khác bao gồm vitamin B, kali, phốt pho, magiê và đồng.
Đặc biệt cam rất giàu hợp chất thực vật có lợi ích sức khỏe khác nhau bao gồm các tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành một số bệnh ung thư và làm cho chất gây ung thư không hoạt động.
Dù cam ngon và tốt nhưng khi ăn chúng ta cần lưu ý một số điều sau để tránh gây hại cho sức khỏe:
Không ăn cam vào buổi sáng hay buổi tối
Theo The Health Site, bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, nhất là khi bụng rỗng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, nên ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.
Buổi tối cũng không phải thời điểm thích hợp để ăn cam bởi cam có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lượng axit trong cam quýt còn làm dạ dày tăng sinh axit, dẫn tới đầy hơi, khó chịu. Ngoài ra trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam nhưng vệ sinh răng miệng không kỹ, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng, gây hại cho sức khoẻ răng miệng.
Không ăn cam cùng củ cải trắng
Không nên ăn củ cải trắng chung với cam vì Flavonoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
Không ăn cam khi đói
Ăn cam khi đói có thể làm bào mòn dạ dày. (Ảnh minh họa)
Trong cam, quýt có chứa hàm lượng axit nhất định tạo nên vị chua nên ăn khi bụng rỗng sẽ bào mòn dạ dày, không tốt cho hệ tiêu hóa, lâu dài còn có thể dẫn tới bệnh nguy hiểm.
Người bị bệnh vẩy nến không nên ăn cam
Nếu bị bệnh vẩy nến, ăn cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng, có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Những người vừa phẫu thuật, bệnh tiểu đường nên “kiêng” cam
Các loại trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng axit citric tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Đây là chất thường dùng để chống đông máu. Vì thế nếu vừa trải qua phẫu thuật, vết mổ chưa lành thì không nên ăn cam, quýt.
Không ăn cam cùng lúc với sữa
Cam chứa nhiều axit tartaric và vitamin C, có thể phản ứng với các protein trong sữa khiến cho chúng bị vón cục gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến bạn bị chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vậy không nên uống sữa cùng lúc hoặc gần với thời gian ăn cam, nếu muốn nên ăn 2 loại thực phẩm cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Không uống nước cam khi đang uống thuốc kháng sinh
Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì axit có trong cam có thể làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thuốc từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh. Tốt nhất, sau khi đã điều trị với kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo một nghiên cứu, ăn cam có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch.