Ăn bữa sáng sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo Health, có một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng ăn sáng sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cũng theo nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn bữa cuối cùng trước trước 9 giờ tối có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn.
Ăn sáng sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: HEALTH.
Nghiên cứu này được công bố vào tháng trước trên Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học, phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn bữa sáng sớm hơn, cụ thể là trước 8 giờ sáng ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người ăn sáng sau 9 giờ sáng.
Tương tự, những người tham gia nghiên cứu có xu hướng ăn tối muộn hơn, đặc biệt là sau 9 giờ tối hoặc 10 giờ tối, có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người ăn tối sớm hơn trong ngày.
Dưới đây là những lý giải của các chuyên gia về mối liên hệ giữa thời gian bữa ăn và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và đồng hồ bên trong cơ thể có thể đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta.
Ăn bữa sáng sớm hơn, không nhịn ăn hay không ăn muộn sẽ giúp giảm rủi ro bệnh tiểu đường
Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 103.312 người trưởng thành tham gia vào nghiên cứu lớn ở Pháp. Gần 80% là phụ nữ và độ tuổi trung bình là khoảng 43 tuổi.
Thời gian và tần suất bữa ăn được ghi lại trong hồ sơ chế độ ăn uống 24 giờ trong hai năm đầu tiên của nghiên cứu. Sau 7 năm theo dõi trung bình, các nhà nghiên cứu đã phân tích thời gian ăn, số bữa ăn và thời gian nhịn ăn qua đêm để xem liệu có mối liên hệ nào với bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không.
Trong quá trình nghiên cứu, 963 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2; hồ sơ chế độ ăn uống của họ trông khác so với những người không mắc bệnh. Những người có thói quen ăn sáng sau 9 giờ sáng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn đáng kể.
Ngoài ra, những người ăn tối sớm hơn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn. Đồng thời, những người này cũng có nguy cơ mắc bệnh khác thấp hơn ở những người có số lần ăn nhiều hơn, ăn sáu hoặc bảy lần một ngày so với chỉ hai hoặc ba lần.
Ăn sáng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhịp sinh học của cơ thể có thể kiểm soát lượng glucose, insulin, khả năng dung nạp glucose và cảm giác thèm ăn. Các hệ thống này có xu hướng hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, vì vậy khiến đây là thời điểm tốt hơn để mọi người ăn uống.
Theo các chuyên gia ăn ngay sau khi thức dậy sẽ kích hoạt các hormone như insulin, sau đó giúp chuyển đường vào tế bào và ra khỏi máu.
Lượng đường trong máu cao là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2, đó là lý do tại sao những người mắc bệnh này được khuyến khích ăn sáng hàng ngày.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người ăn bữa sáng hàng ngày, họ ít có khả năng phát triển các triệu chứng hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao và lượng đường trong máu cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Thay vì chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong cả ngày, nghiên cứu mới chỉ ra việc "ăn dồn" vào một số giờ trong ngày mới là mới là có lợi cho sức khỏe, nhất là với...