Ai một lần trong đời cũng đã từng cắn nhầm lưỡi, nguyên nhân của việc này sẽ khiến bạn ngã ngửa

Sự kiện: Sống khỏe

Cắn phạm vào lưỡi thì vô cùng đau đớn. Nhưng khổ nỗi một số người lại còn liên tục phạm cùng một vị trí, khiến họ chỉ muốn phát điên lên.

Cảm giác đau đớn khi cắn nhầm phải lưỡi trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, thậm chí có một số người còn thường xuyên cắn nhầm ở cùng một vị trí khiến chúng ta chả còn tâm trạng nào mà ăn tiếp được nữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là: Tại sao chúng ta lại cắn nhầm lưỡi? Câu trả lời đơn giản nhất là vì bất cẩn. Nhưng chưa chắc, vì một số người lại thường xuyên cắn nhầm, hơn nữa còn lặp đi lặp lại tại cùng một vị trí, đó có thể là một gợi ý của một số bệnh. Những nguyên nhân cắn phải lưỡi sau sẽ giúp bạn giải đáp:

1. Do bất cẩn

Nếu bạn thỉnh thoảng cắn vào lưỡi khi ăn, có khả năng là bạn đang nghĩ về điều gì khác trong khi bạn ăn. Hoặc có thể là bạn đang nói chuyện với các thành viên trong gia đình nên đã không tập trung vào việc ăn uống. Lúc đó, khả năng rất cao là có thể cắn vào lưỡi.

Do đó, lời khuyên dành cho bạn để tránh gặp tai nạn này là khi ăn, bạn nên tập trung và cố gắng tránh để bị cắn vào lưỡi.

Nhiều người trải nghiệm tai nạn này và biết rằng, lưỡi rất mềm và cảm giác đau thì rất nặng nề.

2. Do cấu trúc răng

Đây là nguyên nhân khiến cho bạn mắc phải tình trạng thường xuyên cắn nhầm vào lưỡi. Cấu trúc răng không đều như răng mọc lệch, chệch khớp cắn, răng mọc ít... dẫn đến chuyện hàm trên và hàm dưới không khép lại đúng cách, tạo ra khoảng trống.

Não bộ nhận ra khoảng trống này dẫn đến phản ứng muốn lấp đầy khoảng trống. Và không may thay, lưỡi hoặc má trong, hoặc môi trong chính là thứ được dùng để lấp đầy. Cắn nhầm vì hàm lệch thường xuyên tái diễn, thậm chí có thể thành mãn tính.

Lúc này bạn nên tìm đến nha sĩ để có thể chỉnh lại hàm, mài răng, nhổ răng, niềng răng,... để thoát khỏi tình trạng này.

3. Chứng ngưng thở khi ngủ

Tình trạng thư giãn của lưỡi khi ngủ làm lưỡi không chỉ chặn phía sau cổ họng gây ngưng thở, mà còn có thể trượt vào giữa các răng và có thể tự cắn lưỡi trong thời điểm khó thở. Cắn lưỡi có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm.

4. Cơ thể yếu ớt, nóng trong

Khi những người thường xuyên bị cắn vào lưỡi, bị tổn thương và đến gặp bác sĩ, bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mở miệng và lè lưỡi để khám kiểm tra trực tiếp. Điều này chủ yếu là do nhiều bệnh có thể được đánh giá tình trạng bệnh cụ thể theo các dấu hiệu xuất hiện trên lưỡi.

Ví dụ, độ dày của lớp phủ lưỡi, màu của lớp phủ lưỡi,… đều là những căn cứ có thể được nhìn thấy trong một số triệu chứng của cơ thể.

Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra rằng, trong số những người thường xuyên cắn vào lưỡi, có thể là do cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa, nhiệt dẫn đến lưỡi bị sưng (tăng kích cỡ so với bình thường). Lúc này, việc cắn lưỡi khi ăn sẽ dễ dàng bị xảy ra nhiều hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5. Stress

Stress cũng là một nguyên nhân gây nghiến răng và cắn lưỡi khi ngủ. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ có thai bị căng thẳng và thay đổi nội tiết tố.

Để cải thiện tâm lí, bạn có thể thiền định hoặc nhai kẹo cao su một cách từ tốn khi buồn miệng để giải tỏa áp lực.

6. Bạn đang có bệnh tim mạch

Đối với người cao tuổi, nếu thường xuyên cắn phải lưỡi, cần chú ý xem đó có phải là bệnh tim mạch hay không.

Ví dụ, các bệnh như nhồi máu não, tim mạch, đột quỵ… và thậm chí nhiều hơn là sự hiện diện của các khối u trong vùng đầu. Điều này đòi hỏi một mức độ chú ý cao và bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Thói quen ”giết hại” tim, gây đột quỵ nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Đau tim là biểu hiện của bệnh lý động mạch vành, một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Có rất nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN