Ai là người đầu tiên phát minh ra vắc-xin?
Việc tạo ra vắc-xin là một bước ngoặc mang tính đột phá trong y học. Đây cũng là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại.
Edward Jenner – cha đẻ của vắc-xin
Edward Jenner là một bác sĩ sống ở Berkeley, Gloucestershire, Vương quốc Anh. Giống như bất kỳ bác sĩ nào khác vào thời điểm đó, Edward đã tiến hành nhiều phương pháp để bảo vệ bệnh nhân của mình khỏi bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, ông bị hấp dẫn bởi một tin đồn nói rằng, những người bị bệnh đậu mùa lây từ virus đậu bò sẽ không thể mắc bệnh đậu mùa nữa.
Edward Jenner.
Tin đồn này cùng với những kinh nghiệm của bản thân, khiến Edward quyết định thực hiện một nghiên cứu quan trọng nhất trong cuộc đời mình.
Vào thời điểm đó, bệnh đậu mùa ở người bị gây ra bởi virus bệnh đậu bò. Nó sẽ làm xuất hiện vài nốt sần trên bầu vú của bò, không gây khó chịu cho bò. Những người vắt sữa thường là đối tượng mắc bệnh đậu mùa từ những con bò nhiều nhất. Những nốt mụn bắt đầu xuất hiện và đổi màu trong vài ngày, thường thấy trên bàn tay.
Vào tháng 5 năm 1796, Sarah Nelmes, một hầu gái, đã hỏi ý kiến Edward về chứng phát ban trên tay cô. Edward chẩn đoán cô mắc bệnh đậu mùa và Sarah xác nhận rằng, có một con bò bị nhiễm bệnh gần đây. Edward nhận ra rằng, đây là cơ hội để ông thử nghiệm việc phòng bệnh cho những người chưa bị bệnh đậu mùa.
Edward đã chọn James Phipps, con trai 8 tuổi của người làm vườn. Vào ngày 14/5/1796, ông tạo ra vài vết xước trên cánh tay của James, sau đó cho nó tiếp xúc với các nốt ban đỏ sần trên người Sarah. Vài ngày sau, James bị ốm nhẹ vì bệnh đậu bò nhưng 1 tuần sau đó khỏe mạnh hoàn toàn.
Edward nhận ra, bệnh đậu bò có thể lây từ người sang người, cũng như từ bò sang người. Tiếp theo đó, ông kiểm tra xem liệu virus gây bệnh đậu bò có thể bảo vệ James khỏi bệnh đậu mùa hay không.
Vào ngày 1/7/1796, đúng như Edward dự đoán, cậu bé James không bị bệnh đậu mùa. Ông đã kiểm tra lại khả năng miễn dịch của cậu bé nhiều lần sau đó.
Edward tiến hành thí nghiệm tương tự và theo dõi với nhiều người khác. Năm 1798, ông xuất bản tất cả các nghiên cứu của mình về bệnh đậu mùa trong một cuốn sách. Trong mỗi 2 năm tiếp theo, ông công bố kết quả các thí nghiệm và khẳng định lý thuyết ban đầu của mình hoàn toàn có cơ sở đúng: Virus gây bệnh đậu bò có thể phòng được bệnh đậu mùa.
Những khó khăn khi thuyết phục mọi người chấp nhận vắc-xin
Mặc dù kỹ thuật của Edward có thể bảo vệ mọi người khỏi bệnh đậu mùa nhưng gặp nhiều phản đối. Một trong những lý do thực tế nhất là bệnh đậu mùa lúc đó không xảy ra rộng rãi. Các bác sĩ khác muốn thử nghiệm phương pháp phòng bệnh mới này buộc phải lấy virus gây bệnh đậu bò từ Edward. Điều này gây ra nhiều bất cập.
Bênh cạnh đó, có nhiều bác sĩ phẫu thuật không muốn Edward thành công. Họ sợ nguồn thu nhập của mình bị đe dọa bởi phương pháp điều trị bệnh đậu mùa của Edward.
Mọi người cũng lo sợ về những hậu quả có thể xảy ra khi nhận chất có nguồn gốc từ bò và phản đối việc tiêm phòng vì lý do tôn giáo. Họ nói rằng, mình sẽ không điều trị bằng thứ có nguồn gốc từ những sinh vật thấp kém. Sau đó, các cuộc diễu hành phản đối diễn ra.
Edward dành phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời mình để cung cấp các tài liệu về bệnh đậu bò cho những nhà khoa học trên thế giới và thảo luận về các vấn đề khoa học có liên quan. Ông tham gia vào chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa nhiều đến mức tự nhận mình là “thư ký vắc-xin cho thế giới”.
Ông nhanh chóng phát triển kỹ thuật lấy chất từ các vết rỗ trên người bị bệnh đậu bò, làm khô trên sợi chỉ hoặc thủy tinh để có thể vận chuyển đi dễ dàng.
Để ghi nhận những cống hiến của Edward, chính phủ Anh lúc đó đã thưởng cho ông 10 nghìn bảng Anh năm 1802 và 20 nghìn bảng Anh nữa vào năm 1807.
Kỹ thuật đưa một vật liệu vào dưới da để tạo ra một chất có thể chống lại bệnh được biết đến với tên gọi tiêm chủng.
Cuối cùng, sau những nỗ lực của mình, Edward đã được nhiều thành phố bao gồm London, Glasgow, Edinburgh và Dublin công nhận. Nhiều trường đại học trên khắp thế giới đã trao cho ông các bằng cấp và tư cách thành viên danh dự.
Năm 1967, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch “tiêu diệt” bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Họ ước tính vào thời điểm đó có tới 15 triệu trường hợp mắc bệnh đậu mùa mỗi năm. Các khu vực nhiều nhất là Nam Mỹ, châu Phi và Ấn Độ. Cách tiếp cận của họ là tiêm chủng cho mọi người ở những khu vực có nguy cơ.
Sau một thời gian theo dõi các ca bệnh mới, năm 1980 WHO chính thức tuyên bố: "Bệnh đậu mùa đã chấm dứt!". Căn bệnh đáng sợ nhất mọi thời đại đã được loại bỏ, hoàn thành lời tiên đoán mà Edward Jenner đưa ra vào năm 1801. Người ta cho rằng, việc tạo ra vắc-xin đậu mùa của ông đã cứu được nhiều mạng người nhất.
Những mẫu vật cuối cùng còn lại của virus đậu mùa hiện chỉ được lưu giữ trong 2 phòng thí nghiệm ở Siberia và Mỹ. Bệnh đậu mùa sẽ trở thành căn bệnh truyền nhiễm lớn đầu tiên bị xóa sổ trên Trái đất.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế ra một loại kẹo cao su giúp... bẫy virus SARS-CoV-2. Sử dụng nó trước khi làm việc gì phải...