Ai dễ mắc ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên phần lớn những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật.

Đối tượng dễ mắc UTCTC

Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. UTCTC là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại virus có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm HPV: Nhiều bạn tình, bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác. Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi). Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung. Gia đình có tiền sử bị UTCTC. Hút thuốc lá. Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như Chlamydia. Gặp các vấn đề về hệ thống miễn dịch.

Phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết UTCTC

Xuất huyết âm đạo bất thường: mức độ xuất huyết ở âm đạo có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao có hiện tượng ra máu.

Dịch âm đạo tiết ra bất thường: Trong trường hợp dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh UTCTC giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục: Bình thường, thỉnh thoảng bạn có thể chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi quan hệ xảy ra thường xuyên thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: UTCTC sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng cũng như sự cân bằng hormon trong cơ thể. Kết quả là chu kỳ kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm...

Thay đổi thói quen đi tiểu: Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp có thể sẽ khiến bạn nghĩ tới các bệnh liên quan tới tiết niệu như: viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... mà không nghĩ rằng UTCTC cũng có triệu chứng này.

Đau vùng xương chậu: Là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của UTCTC. Cơn đau này có thể do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Chị em cần đặc biệt chú ý nếu bị đau xương chậu mà không liên quan đến kỳ kinh. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo của UTCTC.

Đau lưng: Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.

Thiếu máu: Có thể xảy ra với bệnh UTCTC vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại ung thư cổ tử cung có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong đó, sàng lọc UTCTC chính là chìa khóa để phát hiện và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ hằng năm để phát hiện dấu hiệu bệnh sớm nhất có thể.

Thực phẩm đầu bảng chống ung thư cổ tử cung, chị em nào cũng cần biết

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh khá nguy hiểm thường gặp ở chị em phụ nữ. Có nhiều cách để phòng chống ung thư cổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Song Nhi ([Tên nguồn])
Ung thư cổ tử cung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN