9 thói quen uống sữa sai cách có hại cho sức khoẻ
Là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu uống sữa không đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ngộ độc.
Dưới đây là 9 thói quen uống sữa sai cách:
1. Uống sữa với thuốc
Các chất dinh dưỡng như protein và canxi có trong sữa có thể kết hợp với một số ion kim loại trong thuốc gây ảnh hưởng đến việc giải phóng tác dụng của thuốc và ngộ độc.
Sữa dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.
2. Uống sữa với cam
Không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa. Bởi vì protein trong sữa kết hợp với axit trong cam, có thể làm ngưng kết protein ở sữa bò, làm giảm mức độ hấp thu sữa bò đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.
Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axit khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...
3. Uống sữa với nước trái cây
Không pha sữa với nước trái cây vì gây khó tiêu, khó hấp thụ.
Nhiều người thích pha nước trái cây cùng sữa để tạo hương vị thơm ngon và cho rằng như vậy sẽ giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi thêm lượng nước trái cây vào sữa sẽ xảy ra ngưng kết casein, dẫn đến khó tiêu và khó hấp thụ hoặc gây tiêu chảy. Vì thế không nên thêm nước ép trái cây và đồ uống có tính axit vào sữa.
4. Cho thêm đường vào sữa nóng
Khi uống sữa không nên cho thêm đường, đặc biệt là với sữa nóng. Bởi khi đó dễ gây phản ứng giữa lysine và fructose trong sữa, tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Nếu vẫn muốn ăn đường thì hãy tách hẳn khỏi sữa và ăn trước hoặc sau khi uống sữa khoảng một giờ.
5. Uống sữa sau khi ăn hải sản
Hải sản có mùi tanh, sữa lại có vị ngọt, nên ăn hải sản xong mà uống sữa sẽ thấy khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng. Nặng hơn thì còn gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận.
6. Ăn socola sau khi uống sữa
Sữa là thực phẩm rất giàu protein và canxi, trong khi đó socola chứa axit oxalic. Cả hai khi được hòa trộn cùng nhau sẽ tạo thành canxi oxalate không hòa tan, ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu canxi, thậm chí gây khô tóc, tiêu chảy và tăng trưởng chậm. Vì thế socola là thực phẩm không nên ăn sau khi uống sữa.
Kết hợp sữa và socola ảnh hưởng đến hấp thu canxi.
7. Uống sữa khi đói
Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đồng thời cũng chứa nhiều hoạt chất khiến cơ thể mệt mỏi, trấn an tinh thần. Do đó, nếu uống lúc đói sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa.
Nên uống sữa kết hợp với các loại thực phẩm như bánh mì, bánh bao… để kéo dài thời gian lưu trú của sữa trong đường tiêu hóa giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng.
Với những không dung nạp lactose, điều này sẽ khiến cho đường lactose trong sữa khó phân hủy, khi uống sữa lúc đói hoặc uống một lượng sữa lớn vào một lúc, nó sẽ tạo ra lactase. Gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy và đầy hơi.
8. Đun sôi sữa
Nhiều người thích uống đồ uống nóng nên sẽ hâm nóng lại sữa trước khi sử dụng. Nhưng nếu làm vậy, protein sẽ chuyển trạng thái dưới tác dụng của nhiệt độ cao, giá trị dinh dưỡng bị giảm do đó không nên đun sữa ở nhiệt độ cao.
Nếu muốn uống ấm, có thể để sữa trong túi và chần qua nước nóng. Nếu muốn uống nóng hơn, chỉ nên đun đến nhiệt độ 60-80 độ C. Không đợi đến khi sôi và lưu ý khuấy đều trong khi đun. Nước sôi không thích hợp để pha sữa bột. Nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa là nước ấm khoảng 40 - 70 độ C.
9. Uống sữa thay nước
Sữa giàu đạm chất lượng cao và nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung canxi, hạ huyết áp, giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạch máu não… Nhưng nếu uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến mất canxi. Hơn nữa, không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy, loét dạ dày... Vì vậy, vẫn phải uống nước hàng ngày thay vì dùng sữa hoặc các loại nước giải khát khác.
Thời điểm uống sữa thích hợp và tốt cho sức khoẻ:
1. Uống sữa sau khi ăn sáng
Uống sữa sau bữa sáng tốt cho sức khỏe.
Sữa rất giàu protein, chất béo, các loại vitamin và chất khoáng, đồng thời chứa hàm lượng canxi cao và phốt pho cân đối… Do vậy, sữa là thực phẩm lý tưởng để bảo vệ sức khỏe và giúp mọi thành viên, mọi lứa tuổi trong nhà luôn năng động. Bữa sáng là bữa cung cấp năng lượng cho cả một ngày hoạt động. Vì thế, uống một cốc sữa vào buổi sáng sau khi ăn sẽ bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc.
2. Uống sữa vào bữa ăn chiều
Bữa ăn nhẹ buổi chiều với một số loại bánh quy, bánh mì, hay ngũ cốc lại được kết hợp với sữa sẽ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng không làm quá no. Đặc biệt, sữa lúc này sẽ được hấp thụ hiệu quả, cân bằng được lượng tinh bột và protein cho cơ thể.
3. Uống sữa trước khi đi ngủ
Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp có một giấc ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn. Bởi sữa có tryptophan và peptide hoạt tính sinh học có thể ảnh hưởng tích cực đến giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, những người khó ngủ do căng thẳng, một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn và ngủ đủ giấc. Từ đó tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Thời gian lý tưởng nhất để uống sữa vào thời điểm này là khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Uống sữa đúng cách có thể tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ, ngược lại uống không đúng lại có thể mang bệnh...
Nguồn: [Link nguồn]