9 thói quen tốt bảo vệ túi mật

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Túi mật có chức năng dự trữ mật do gan tổng hợp và bài tiết. Duy trì một số thói quen lành mạnh dưới đây góp phần bảo vệ và giảm nguy cơ mắc bệnh về túi mật.

Chức năng của túi mật đối với cơ thể

Túi mật là một phần của hệ tiêu hóa. Túi mật gồm thân, ống và cổ túi mật. Ở hình dáng thông thường, cổ túi mật gấp khúc với thân túi mật và nối liền với ống mật chủ. Túi mật có chức năng chính là dự trữ mật. Mật giúp hệ tiêu hóa phân hủy chất béo. Dịch mật là hỗn hợp chứa chủ yếu là cholesterol, bilirubin, muối mật.

Khi bạn bắt đầu ăn, túi mật sẽ nhận được tín hiệu, bắt đầu co bóp, ép dịch mật được lưu trữ đi vào ống túi mật. Tiếp theo, dịch mật sẽ đi vào ống mật chủ, đến tá tràng, nhào trộn với thức ăn. Khi ăn xong, lòng túi mật trống rỗng, bắt đầu lại chu trình tích trữ dịch mật.

Ngoài ra, túi mật còn có vai trò như một van điều phối dẫn mật vào tá tràng xuống ruột non một cách nhịp nhàng.

Túi mật có chức năng dự trữ mật do gan tổng hợp và bài tiết. Ảnh minh họa

Túi mật có chức năng dự trữ mật do gan tổng hợp và bài tiết. Ảnh minh họa

Những thói quen tốt bảo vệ túi mật

1. Không bỏ bữa: Khi ăn, túi mật tiết ra dịch mật. Nếu bỏ bữa dịch mật tích tụ lại.Tình trạng này có thể làm tăng tích tụ cholesterol trong túi mật lâu dần chất béo dạng sáp cứng lại hình thành sỏi. Vì thế, điều bắt buộc là phải ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa.

2. Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt: Loại ngũ cốc này chứa nhiều chất xơ thô, giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ trái tim. Chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động và thải mật ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ hình thành sỏi.

3. Duy trì cân nặng ổn định: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Cân nặng thừa có thể làm cho túi mật to hơn và không hoạt động tốt, đồng thời làm tăng mức cholesterol. Do đó, bạn nên kiểm soát tốt cân nặng, không để bản thân bị căng thẳng kéo dài.

4. Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Thực phẩm lành mạnh này cung cấp nhiều vitamin, bao gồm C và E, góp phần bảo vệ túi mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Chúng cũng chứa nhiều nước và chất xơ, giúp no lâu, thúc đẩy giảm cân. Ngoài ra, bổ sung nhiều đạm thực vật cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý túi mật.

5. Hạn chế thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ: Túi mật phải làm việc nhiều hơn khi tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm chiên thường chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong máu. Ăn món chiên rán lâu ngày có thể dẫn đến sỏi mật, dễ tăng cân do nhiều calo.

6. Ăn nhẹ với quả mọng, ớt chuông và kiwi: Những loại trái cây và rau nhiều màu sắc này chứa nhiều vitamin C. Bổ sung nhiều vitamin C hợp lý ít có nguy cơ mắc bệnh túi mật và sỏi mật hơn. Ngược lại, hàm lượng vitamin C thấp có thể làm tăng lượng cholesterol trong mật. Liều lượng khuyến nghị vitamin C cho phụ nữ là 75 mg và nam giới khoảng 90 mg mỗi ngày.

7. Uống nhiều nước: Uống ít nước hơn mức cơ thể cần không tốt cho túi mật. Nước giúp túi mật thông thoáng, tránh tích tụ mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi mật và các vấn đề khác. Uống nước nhiều lần trong ngày, khoảng hai lít mỗi ngày, uống nước lọc, nước trái cây hoặc canh, nước hầm xương. Những người uống nhiều nước có xu hướng ăn ít calo.

8. Bổ sung dầu ô liu: Dầu ô liu là nguồn chất béo không bão hòa dồi dào, giúp giảm khả năng hình thành sỏi và ảnh hưởng đến mật.

9. Tập thể dục: Hoạt động thể chất đốt cháy calo, cải thiện tâm trạng. Tập thể dục hằng ngày là thói quen tốt, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Thói quen tốt này sẽ giúp đốt cháy calo, cải thiện tâm trạng và bảo vệ túi mật. Mỗi ngày, bạn nên luyện tập ít nhất 30 phút với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga…

Diễn viên Song Min Hyung đã 4 lần chiến thắng căn bệnh ung thư gan, nhưng không may ông lại mắc tiếp bệnh ung thư túi mật quái ác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Hoàng Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN