9 thói quen tàn phá sức khỏe nhanh nhất trong mùa Đông, cái thứ 2 là đáng sợ và nhiều người mắc nhất
Mùa Đông, da của bạn thường xấu hơn và nguy cơ mắc các bệnh thông thường nhiều hơn như cảm lạnh, cúm, đau xương khớp...
9 thói quen tàn phá sức khỏe trong mùa Đông
Dùng bị sưởi ngay khi đi lạnh về
Chúng ta hay có thói quen đi lạnh về ngồi ngay vào lò sưởi điện, hay bếp than để hơ nóng cơ thể. Khi tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ lạnh vào mùa đông, mạch máu sẽ co lại, lượng máu lưu thông giảm. Lúc này, nếu dùng bếp điện có nhiệt độ cao ngay thì mạch máu sẽ bị tê liệt, mất khả năng co bóp, gây ứ máu cục bộ. Trường hợp nhẹ có thể gây tê cóng, trường hợp nặng gây hoại tử mô. Vì vậy, tay chân bị lạnh cóng chỉ có thể xoa nhẹ nhàng để từ từ trở lại nhiệt độ bình thường.
Uống thuốc bừa bãi
Mùa lạnh với nhiệt độ thấp làm hệ miễn dịch suy yếu và chúng ta dễ bị ốm hơn, nhất là các bệnh theo mùa, bệnh liên quan tới vi khuẩn, virus, đau đầu, đau nhức xương khớp...
Muốn khỏi nhanh, nhiều người thường uống thuốc một cách bừa bãi khiến gan phải làm việc quá sức. Sự tích tụ thuốc lâu dần không được chuyển hoá sẽ gây ngộ độc thuốc và tổn thương gan, gây nhiều bệnh mãn tính.
Ảnh minh họa
Thức khuya thường xuyên
Mùa lạnh có thời gian đêm dài hơn ban ngày nên nhiều người có xu hướng thức khuya hơn. Tuy nhiên, dù vào mùa nào thì thức khuya cũng rất hại cho sức khỏe, nhất là lá gan. Hơn nữa, thức khuya vào mùa đông càng hại gan hơn vì hệ miễn dịch vốn suy yếu, gan dễ bị tổn thương và cần nhiều thời gian ngủ hơn để phục hồi.
Trùm đầu khi ngủ
Thói quen trùm chăn lên đầu trong khi ngủ sẽ khiến nồng độ oxy giảm liên tục, nồng độ carbon dioxide tăng lên khiến não hoạt động kém. Bạn sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí gặp ác mộng, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy, lâu dài có thể dẫn đến tổn thương não và giảm trí nhớ.
Việc trùm kín chăn lên đầu lúc này sẽ đồng nghĩa với việc bạn hít luôn cả đống vi khuẩn, bụi bẩn vào trong nên gây ra những hậu quả xấu cho sức khoẻ.
Uống ít nước
Mùa đông khiến bạn lười uống nước hơn, tuy nhiên, điều này dễ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến da khô, xỉn màu, nứt nẻ môi hay mắc các bệnh về thận.
Theo các chuyên gia, bạn cần đảm bảo uống đủ nước vào mùa đông và cố gắng uống chậm, tốt nhất nên uống nước ấm ngay sau một giấc ngủ dài để cung cấp đủ lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.
Ngủ trong phòng đóng kín
Bộ não của con người vẫn làm việc trong khi ngủ, vì thế nó cần không khí để hô hấp. Thói quen đóng kín cửa phòng để tránh gió hoặc cái lạnh từ bên ngoài sẽ khiến không khí trong phòng không được lưu thông, làm giảm lượng oxy trong não, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa
Tắm đêm
Vào mùa đông, nhiều người vẫn có thói quen tắm khuya sau 22h. Việc tắm khuya không chỉ nguy hiểm đối với người già vì nguy cơ đột quỵ cao hơn, mà ở người trẻ tắm đêm cũng sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh, mạch máu lưu thông khó khăn dẫn đến nguy cơ đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên.
Lười tập thể dục
Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến chúng ta trở nên lười biếng, tinh thần tập luyện giảm sút. Tuy nhiên, nếu không duy trì chế độ tập luyện đều đặn vào mùa đông sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng.
Mặc nhiều quần áo khi đi ngủ
Thói quen mặc nhiều lớp quần áo khi đi ngủ vào mùa lạnh được nhiều người áp dụng để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, việc này không chỉ gây cộm và khó chịu mà còn làm tăng độ ma sát trên da, gây cản trở lưu thông máu và trao đổi chất. Bên cạnh đó, mặc nhiều quần áo khiến mồ hôi khó bay hơi, gây thấm ngược trở lại khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Để vừa giữ ấm và không làm hại đến sức khỏe, bạn nên chọn một bộ quần áo có độ dày vừa phải, có chất liệu thoáng mát để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ.
Ngoài giữ ấm cho cơ thể thì chúng ta nên bổ sung những thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng và ấm nóng để nâng cao sức đề kháng. Dưới đây là những loại...
Nguồn: [Link nguồn]