9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm

Sự kiện: Ung thư

Nhiều người nghĩ rằng, ung thư liên quan đến các yếu tố trong cơ thể. Nhưng thực tế, lối sống không lành mạnh cũng góp phần gây ung thư.

1. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng là một cách quan trọng để giữ cho các tế bào của chúng ta khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư bằng cách:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để phòng ngừa nhiều loại ung thư: Điều này là do vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ thúc đẩy tiêu hóa và khiến các chất gây ung thư ruột kết được bài tiết ra ngoài, ức chế sự hình thành và phát triển của tế vào ung thư. Chất xơ cũng giúp ngăn ngừa ung thư vú bằng cách liên kết với estrogen và giảm tái hấp thu estrogen trong ruột kết.

9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm - 1

- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: Axit cholic và axit béo tự do trong ruột già có thể kích thích sự tăng sinh quá mức của tế bào biểu mô ruột già và gây ung thư ruột kết. Nhưng với sự can thiệp của canxi, khi kết hợp với axit cholic và axit béo tự do sẽ giảm nguy cơ gây bệnh ung thư này.

- Ăn nhiều rau họ cải và thực phẩm giàu carotene và lycopene: Các loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư bao gồm ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

2. Kiểm soát cân nặng

Tổ chức Y tế Thế giới công nhận béo phì là một bệnh mãn tính và cũng coi nó là nguồn gốc của mọi bệnh tật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì làm giảm tuổi thọ trung bình 8 năm, đồng thời tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với nhiều loại ung thư.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ mắc 11 loại ung thư khác nhau: ruột kết, thanh quản, tuyến tụy, gan, thận, vú (sau mãn kinh), dạ dày, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt và túi mật.

9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm - 2

3. Ngủ đủ giấc

Thói quen ngủ tốt rất quan trọng đối với chúng ta, nếu bạn ngủ ngon vào ban đêm, bạn sẽ tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc tất cả các loại ung thư cao hơn đáng kể so với những người không bị rối loạn giấc ngủ.

Điều này là do tuyến tùng sẽ tự động tiết ra melatonin sau khi cơ thể con người chìm vào giấc ngủ. Melatonin đã được chứng minh là làm giảm sự tiến triển của ung thư thông qua một số con đường sinh học khác nhau. Một giấc ngủ ngon còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ rất hiệu quả.

4. Tập thể dục đúng cách và điều độ

Tập thể dục giúp duy trì mức độ hormone khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Những người tập thể dục thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau. Ngay cả đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tập thể dục có thể làm giảm khả năng di căn hoặc tái phát, và kéo dài thời gian sống. 

9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm - 3

Hình thức vận động không quan trọng, miễn là vận động sẽ tốt cho cơ thể, chẳng hạn như đi bộ, chạy, leo cầu thang, leo núi, chơi bóng, đấm bốc, nâng sắt, dọn dẹp, nấu ăn, thu dọn quần áo. Tránh ngồi và nằm quá lâu 1 chỗ khiến cơ thể trì trệ.

5. Bỏ thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng thuốc lá giết chết 8 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và 90% ca ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc. Số người chết vì ung thư phổi hàng năm còn nhiều hơn cả ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng, bởi vì nhựa thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư và chất thúc đẩy ung thư, những chất gây ung thư này có thể bám vào vòm họng, kích thích lâu dài mãn tính sẽ gây ung thư.

Các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc còn bao gồm: dây thanh quản, thực quản, gan, tụy, dạ dày, thận, buồng trứng, bàng quang, đại tràng và cổ tử cung, ung thư vú.

6. Bỏ rượu bia

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê rượu là chất gây ung thư Nhóm I vào năm 2007. Tác hại của rượu có thể liên quan đến hầu hết các bệnh ung thư thường gặp. Trong cơ thể có 7 bộ phận: vú, trực tràng, đại tràng, hầu họng, thanh quản, thực quản và gan là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi rượu nhất.

9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm - 4

Nguyên nhân là do khi rượu được chuyển hóa trong cơ thể, đầu tiên nó biến thành acetaldehyde. Khi rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde với một lượng lớn, nếu không có đủ acetaldehyde dehydrogenase xúc tác, nó sẽ bị phân hủy ngay thành axit axetic. Acetaldehyde được sản xuất với số lượng lớn sẽ “xáo trộn” DNA của các tế bào ở mọi nơi trong cơ thể và nguy cơ ung thư tế bào có thể tăng lên rất nhiều.

7. Tắm nắng đúng cách

Phơi nắng đúng cách có thể ngăn ngừa nhiều loại ung thư. Nhưng phơi nắng cũng là một công việc đòi hỏi kỹ thuật và nếu thực hiện sai cách có thể dẫn đến ung thư da. Thời điểm phơi nắng rất quan trọng, tốt nhất nên phơi nắng trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, vì lúc này cường độ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời thấp, sẽ ít gây hại cho da.

8. Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ có hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều có thể gây béo phì, bệnh tim mạch, khối u, ăn nhiều thịt chế biến sẵn, hun khói, nướng có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư đường ruột.

Nhưng điều đó không có nghĩa là không được ăn bất kỳ loại thịt đỏ nào. Thịt đỏ là nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp sắt, kẽm, đạm chất lượng cao … Mỗi ngày bạn có thể ăn một ít thịt đỏ, mỗi lần khoảng 50 gam, cũng có thể ăn từ 3 đến 5 bữa mỗi tuần.

9 thói quen giúp "tránh mặt" ung thư, ai cũng nên biết sớm - 5

Nếu bạn muốn ăn thịt, nên ăn nhiều thịt trắng như thịt gà và cá, giá trị dinh dưỡng của nó cao hơn thịt đỏ, đồng thời có thể thỏa mãn cơn thèm của bạn.

9. Ăn ít đường

Đường có ảnh hưởng đến chất béo nội tạng, lượng đường trong máu và các dấu hiệu viêm nhiễm, tất cả đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Hấp thụ nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì và kháng insulin, rối loạn nội tiết và rối loạn chức năng miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các khối u. Đối với bệnh nhân ung thư, đường là “thức ăn” yêu thích của các tế bào ung thư.

Vậy nên chúng ta nên hạn chế đường trong chế độ ăn, nhất là đường bổ sung và đường tinh luyện. Tốt nhất là tiêu thụ hàng ngày không quá 25g.

Đẩy lùi ung thư ruột chỉ nhờ... ăn thêm 4 thứ này

Nghiên cứu mới từ Hàn Quốc cho thấy quý ông có thể cắt giảm gần 1/4 nguy cơ mắc ung thư ruột - loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 thế giới - chỉ nhờ ăn thêm một số món dễ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỲNH GIANG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN