9 thói quen gây hại cho sức khỏe
Những thói quen tưởng chừng có lợi cho cơ thể như đánh răng sau mỗi bữa ăn, sử dụng nước rửa tay… lại có thể gây hại cho cơ thể bạn.
1. Sử dụng gel rửa tay
Nếu bạn thường xuyên sủ dụng gel rửa tay thì bạn thì nên thay đổi thói quen này và hạn chế dùng chúng trừ khi bạn đang ở trong một nơi đặc biệt dễ bị lây bệnh như bệnh viện… Nước rửa tay có chứa triclosan, có thể làm gia tăng vi khuẩn và kháng virus thuốc kháng sinh. Vì vậy, bạn nên lưu ý chọn cho mình loại nước rửa tay phù hợp, thành phần của nó nên có chứa ít nhất 60% cồn, sẽ giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn khi tiếp xúc.
2. Thử nghiệm với các sản phẩm chăm sóc da
Đôi khi vì quá sốt ruột để làm đẹp mà bạn sẽ trở thành “vật thử nghiệm” cho các sản phẩm làm đẹp. Sản phẩm nào cũng phải mất thời gian thì mới hiệu quả nhưng bạn thì không chờ được nên đã dùng thật nhiều hoặc thay đổi sản phẩm chăm sóc da liên tục. Đây có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Rosacea, gây nguy hiểm cho da mặt nếu không được điều trị.
Các sản phẩm chăm sóc da đôi khi là nguyên nhân gây bệnh cho da mặt
3. Đi dép xỏ ngón
Theo Jordana Szpiro, bác sĩ phẫu thuật chân ở Boston, "dép xỏ ngón không có hỗ trợ nhiều về cấu tạo, đệm gót chân khiến đôi chân dễ bị đau, tổn thương các dây thần kinh xung quanh khớp chân, tạo nhiều áp lực lên các ngón chân khi di chuyển”. Ngoài ra, đi dép xỏ ngón, bàn chân dễ bị tổn thương cũng như bị cháy da, bắt nắng.
4. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Đánh răng ngay lập tức sau mỗi bữa ăn có vẻ như là một cách tuyệt vời để giữ sức khỏe răng miệng của bạn. Nhưng điều này lại không hề tốt cho răng. Thực phẩm có thể để lại axit trên răng, làm suy yếu men răng vì vậy đánh răng trong khi men ở trong tình trạng suy yếu sẽ chà đi lớp men răng. Vì vậy, bạn chỉ nên súc miệng với nước sau mỗi bữa ăn và đánh răng 2 lần/ ngày.
Đánh răng sau mỗi bữa ăn có thể làm suy yếu men răng
5. Thể dục với những bài tập quen thuộc
Bạn chọn cách giảm cân bằng những bài tập quen thuộc và lười thay đổi nó. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra lâu dài thì hiệu quả mà mà nó đem lại sẽ không cao. Bạn nên thay đổi và làm mới những hoạt động thể dục của mình, điều này sẽ giúp bạn giảm được nhiều calo hơn.
6. Bỏ ăn buổi sáng, tập trung buổi tối
Nhiều phụ nữ bỏ ăn sáng do không có thời gian hoặc muốn giảm lượng calo để buổi tối có thể ăn uống thoải mái với gia đình. Tuy nhiên việc này lại dễ dẫn đến tình trạng béo phì bởi bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn và có thể ăn quá nhiều vào cuối ngày. Do đó, bạn nên ăn những đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng vào buổi sáng hay trưa để không bị “cám dỗ” bởi bữa tối nhiều calo và hàm lượng chất béo cao.
7. Chỉ uống nước đóng chai
Bạn nghĩ nước đóng chai sẽ tốt cho cơ thể so với nước tự đun và có thể tránh được những vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi nước đóng chai không chứa fluoride. Nếu uống nước đóng chai quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt fluoride, có thể dẫn đến sâu răng.
8. Làm sạch với các sản phẩm khử trùng
Làm sạch ngôi nhà bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa có tính chất kháng khuẩn cao. Điều này có thật sự tốt? Rebecca Sutton, Tiến sĩ, nhà khoa học cao cấp cho biết: "có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các hóa chất trong những chất tẩy rửa khử trùng được gọi là hợp chất amoni bậc bốn - có thể dẫn đến bệnh hen suyễn”.
Không chỉ thế, các sản phẩm hóa chất làm sạch còn chứa butoxyethanol 2 - một chất gây ung thư, ethoxylates alkylphenol - có thể phá vỡ nội tiết tố và ethanolamines – có thể gây ra bệnh suyễn.
9. Bổ sung dinh dưỡng
Mọi người thường bổ sung dinh dưỡng mà không thật sự hiểu mình có thiếu hoặc thực sự cần chúng hay không. Và đôi khi, việc tăng cường chất dinh dưỡng lại có tác dụng ngược lại, ví dụ, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây độc cho bào thai, vitamin C liều lượng lớn gây rối loạn đường tiêu hóa, B6 có thể gây tổn thương thần kinh...
Do đó, thay vì việc dùng thuốc, các sản phẩm chức năng bổ sung vitamin bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách làm phong phú các bữa ăn hàng ngày.