9 lời khuyên để giữ sức khỏe trong dịp Tết
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe của mình, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau đây.
1. Không uống quá nhiều rượu
Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau. Tốt nhất chỉ nên uống chút sâm-panh hoặc rượu vang khai vị để kích thích tiêu hóa. Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Bữa tối, không nên dùng rượu sâm-panh, hãy uống nước hoặc nước quả cho dễ ngủ.
Thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại sức.Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào.
2. Theo cách của người xưa
Những bữa cỗ quá no sẽ làm bạn khó tiêu, đầy bụng. Hãy làm theo cách sau: uống nước hãm của hoa cúc cam, hoa artiso, húng tây, thìa là sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể dùng một chiếc khăn bông gập làm bốn, nhúng vào nước nóng rồi vắt khô để đắp lên lồng ngực. Nếu có túi chườm càng tốt. Chườm nóng trong nửa giờ, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.
3. Không hoạt động quá nhiều
Trạng thái thần kinh căng thẳng, dễ bị kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa với các triệu chứng: co thắt, nôn mửa, trướng bụng. Nếu bạn có ý định làm cỗ mời khách đêm Giao thừa hoặc trong ngày Tết, hãy phân bổ công việc hợp lý để các thành viên trong gia đình giúp bạn một tay. Không nên đãi các món quá cầu kỳ. Trước khi tiếp khách, dành 10 phút để nằm nghỉ, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp.
4. Chọn trang phục thích hợp
Trong những ngày này, nên chọn trang phục bạn cảm thấy mặc thoải mái, dễ chịu nhất. Không nên mặc đồ bó hoặc thắt lưng quá chật. Cẩn thận những cú sốc thời tiết dễ gây cảm đột ngột. Nên mang theo áo ấm dự phòng.
5. Chọn thực đơn đãi khách
Bạn muốn mời khách ăn cơm, nên chọn thực đơn cân bằng giữa lượng rau và thịt để dễ tiêu hóa. Bữa ăn nhẹ như: mì, phở, bún sẽ thích hợp hơn với cả chủ và khách trong ngày Tết. Chủ nhà vừa đỡ tốn công chuẩn bị, khách cũng dễ ăn, không bị “ngấy”. Nếu bạn đãi khách đồ biển thì chớ nên cho họ dùng kèm nước hoa quả kẻo… yếu bụng.
6. Ăn nhẹ vào mấy ngày trước Tết
Nếu bạn có ý định đãi khách vào đêm Tất niên, trước đó mấy hôm nên để dạ dày… thư giãn. Tránh uống rượu, ăn thức ăn có nhiều chất béo hay ăn các món sốt. Bữa trưa ngày 30 Tết, nên ăn nhẹ để chuẩn bị cho dạ dày phải làm việc nhiều vào bữa tối.
7. Nghỉ ngơi
Để tránh đầy bụng, khó tiêu do ăn uống quá nhiều trong ngày Tết, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau. Để tránh cơn buồn ngủ đến không đúng lúc, trước khi đi chơi, bạn dùng một tách cà phê hoặc uống một cốc nước pha viên vitamin C sủi.
8. Tập thể dục hằng ngày
Không nên lấy cớ ngày Tết ngủ muộn để bỏ tập thể dục buổi sáng. Bạn muốn cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hãy tham khảo bài tập đơn giản sau:
- Xoa vào bụng theo chiều kim đồng hồ. Ban đầu ấn nhẹ, sau mạnh dần. Chú ý không làm quá đau.
- Một số động tác Yoga cũng giúp tiêu hóa tốt: đứng, chân rộng bằng vai, nghiêng người về phía trước, hai tay chống đùi, cơ bụng co lại.
9. Lấy lại sức
Nếu chẳng may bạn lỡ quên không làm theo lời khuyên nào đó, thì hãy lấy lại sức bằng cách sau: nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Nên ăn nhiều canh rau, sữa chua và những thực phẩm dễ tiêu.
Mâm cơm ngày Tết khá nhiều món chiên, xào, giàu đạm, người bệnh rối loạn mỡ máu cần chú ý đến không ăn nhiều thực...
Nguồn: [Link nguồn]