9 dấu hiệu cho biết căn bệnh tiểu đường đang tấn công bạn

Tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc phản ứng với insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Căn bệnh này gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng tới các cơ quan khác, do đó nếu không được phát hiện kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây tổng hợp các dấu hiệu ban đầu để bạn nhận biết và khắc phục sớm bệnh tiểu đường.

1. Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Tăng cảm giác khát và đi tiểu thường xuyên là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ hết lượng đường dư thừa. Thay vào đó, lượng đường này sẽ chuyển vào trong nước tiểu của bạn, mang theo chất lỏng từ các mô. Điều này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cảm thấy mất nước. Để làm dịu cơn khát, bạn uống nhiều nước hơn, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn.

Người bình thường đi tiểu 6–7 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi nhiều hơn số này, hãy theo dõi và đi kiểm tra lượng đường trong cơ thể nhé.

2. Tăng cảm giác đói

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Đói quá mức cùng với chứng khát nước và đi tiểu nhiều như đã đề cập ở trên, là 3 dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng được theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thức ăn thành glucose mà tế bào cần để tạo năng lượng. Và điều đó làm tăng cảm giác đói, ngay cả khi bạn vừa ăn xong. Trên thực tế, ăn chỉ khiến lượng đường trong máu càng cao hơn.

Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng vẫn còn cảm giác đói, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả khi bạn dường như không có bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh tiểu đường.

3. Mệt mỏi

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh tiểu đường là mệt mỏi kéo dài. Khi bị tiểu đường, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vì các tế bào của bạn không có đủ glucose để sử dụng làm năng lượng. Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần khiến bạn cảm thấy kiệt sức.

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều chứng bệnh, nhưng khi kết hợp với các triệu chứng khác từ danh sách này, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

4. Nhìn mờ

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Mắt mờ có thể là một dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do chất lỏng trong cơ thể chuyển dịch làm thủy tinh thể sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn và mọi thứ bắt đầu trở nên mờ dần. Thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường nếu lượng đường trong máu ổn định trở lại, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, những thay đổi này sẽ tiến triển và có thể dẫn tới mù lòa.

5. Giảm cân không nguyên nhân

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Giảm cân không rõ lý do là khi bạn giảm rất nhiều cân mà không ăn kiêng hay tập thể dục. Nguyên nhân có thể do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose làm nguồn năng lượng khi mắc bệnh tiểu đường, thay vào đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, khiến cân nặng giảm xuống. Mất nước – một triệu chứng của bệnh tiểu đường như đã nêu ở trên - cũng là nguyên nhân gây giảm cân đột ngột.

6. Da bị ngứa

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ mang theo chất lỏng từ mô khác, bao gồm cả nước từ da của bạn. Da khô có thể gây ngứa, và việc gãi sẽ làm các mảng da khô bị tổn thương, thậm chí là nhiễm trùng. Một lý do khác gây ngứa da là nhiễm trùng nấm men – căn bệnh khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

7. Chậm lành vết thương

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Vết cắt và vết thương rất chậm lành có thể là những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao không chỉ làm tăng tình trạng viêm ở các vết cắt mà còn dẫn đến lưu thông máu kém, khiến máu khó tiếp cận và phục hồi các vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân, thường những bệnh nhân bị tiểu đường hay gặp tình trạng lở loét bàn chân.

8. Những mảng da sẫm màu

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Acanthosis nigricans là một tình trạng da tự biểu hiện thành những mảng da sẫm màu với kết cấu mịn như nhung. Những mảng này thường xuất hiện ở các vùng da có nếp nhăn hoặc nếp gấp: trên cổ, nách, bẹn, bên trong khuỷu tay, sau đầu gối và trên các đốt ngón tay.

9. Chân tay tê hoặc ngứa ran

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Ảnh minh họa: Alena Sofronova (Brightside)

Tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân là một dấu hiệu phổ biến khác của bệnh tiểu đường. Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến lưu thông máu kém, và từ đó dẫn đến tổn thương thần kinh. Bàn tay và bàn chân là bộ phận cơ thể xa tim nhất nên chịu tổn thương đầu tiên. Khi không được cung cấp đủ máu, bàn tay hoặc bàn chân sẽ gặp hiện tượng tê và ngứa.

Cô gái sốc khi biết mình mắc tiểu đường vì 1 loại thức uống ”vạn người mê”

Do tuổi trẻ chưa biết quý trọng sức khỏe nên mặc dù biết tác hại của trà sữa nhưng ngày nào cô cũng tự thưởng cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN