8 thức uống tự nhiên đẩy lùi chứng cao huyết áp

Sự kiện: Bệnh huyết áp

Nếu bạn hay người thân mắc chứng cao huyết áp thì hãy đừng bỏ qua những "thần dược" được chế biến từ hoa quả tự nhiên dưới đây.

1. Si-rô việt quất

Si-rô việt quất là một trong những loại thảo mộc tốt nhất kết hợp những ưu điểm của các loại gia vị và thảo dược vào cuộc sống. Các loại si-rô được sản xuất công nghiệp được bày bán trong các cửa hàng tạp hóa có thể không an toàn và hiệu quả nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tay làm ra nhiều loại si-rô ngon lành và bổ dưỡng tại nhà.

Quả Việt Quất hay còn gọi là Blueberry là một loại quả có rất nhiều công dụng. Chúng chứa nhiều chất bổ dưỡng giúp chống lại bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm cholesterol và nhất là hiện tượng lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Đây còn được mệnh danh là một loại quả để chế thuốc trường sinh, mang lại tuổi thọ lý tưởng cho con người.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng thêm quả cơm cháy vào điều chế loại si-rô này bởi cây cơm cháy có nhiều tác dụng, dùng để chế biến thành một số loại thức ăn, đồ uống, và có tác dụng làm thuốc chữ bệnh trong y học. Theo Đông y, cây cơm cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Các thầy thuốc thường dùng cây cơm cháy chữa phong thấp đau nhức, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét sưng đau, đòn ngã chấn thương…

Chuẩn bị:• Một chiếc nồi, một lọ thủy tinh có nắp kín, rây lọc.• 1 cốc mật ong• 4 ly nước• 8 muỗng đầy quả việt quất khô hoặc 4 thìa quả cây cơm cháy khô và 4 thìa quả việt quất.

Cách làm:

Đầu tiên, bạn cho việt quất và nước vào trong một chiếc nồi sạch, đun đến khi hỗn hợp sôi lên thì giảm lửa. Đun ở mức lửa nhỏ trong thời gian khoảng 3-4 phút để quả việt quất nhừ ra. Khi thấy mức nước cạn còn một nửa, bạn lọc hỗn hợp này ra một chiếc rây hoặc mảnh vải thưa.

Lọc hỗn hợp này ra một chiếc rây hoặc mảnh vải thưa rồi để cho nguội bớt. Thêm mật ong vào khuấy đều khi nước còn ấm. Nếu muốn si-rô đặc sánh, bạn có thể đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ trong 20 phút hoặc bỏ qua bước này.

Cuối cùng, đổ hỗn hợp đã pha chế vào lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 tuần. 2 muỗng si-rô việt quất mỗi ngày chính là loại thảo dược tốt nhất cho căn bệnh cao huyết áp.

2. Trà gừng – thảo quả

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho thấy rằng thảo quả có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.

Uống 3g thảo quả mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

8 thức uống tự nhiên đẩy lùi chứng cao huyết áp - 1

Si-rô việt quất là một trong những loại thảo mộc tốt nhất kết hợp những ưu điểm của các loại gia vị và thảo dược vào cuộc sống. Ảnh minh họa.

Kết hợp thảo quả với các gia vị nóng như quế và gừng có thể giúp cải thiện việc lưu thông máu, mang lại một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh.

Nguyên liệu:

• 1/2 muỗng cà phê bột gừng hoặc 2 thìa đầy gừng tươi (băm nhỏ)• 1 muỗng cà phê thảo quả• 2-3 muỗng mật ong• 1/2 chén nước• 1/2 ly sữa• 1/2 muỗng trà đen hoặc 1 túi trà• 1 muỗng cà phê bột quế

Cách làm:

Đầu tiên bạn cần nghiền nhỏ thảo quả bằng chày, cối hoặc máy say sinh tố. Tiếp theo, bạn hãy đổ tất cả nguyên liệu vào nồi, ngoại trừ mật ong và đun đến khi hỗn hợp sôi thì vặn nhỏ lửa.

Cần ninh hỗn hợp trong vòng 6-9 phút cho đến thấy hỗn hợp đổi sang màu nâu cánh gián thì dừng lại. Cuối cùng bạn đừng quên cho thêm mật ong vào khuấy đều và lọc vào một chiếc cốc sạch rồi sử dụng. Hãy pha chế loại trà bổ dưỡng này 1-2 lần mỗi ngày giúp đem lại hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe của bạn.

3. Sinh tố dưa hấu

Theo thông tin từ caohuyetap.org, các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Florida đã vừa phát hiện ra rằng dưa hấu có thể là một vũ khí tự nhiên hữu ích chống lại chứng tiền cao huyết áp – dấu hiệu tiền thân của bệnh tim mạch.

Dưa hấu là nguồn thức ăn tự nhiên có chứa nhiều nhất axit amin L-citrulline, mà có mối liên hệ gần gũi với loại axit amin L-arginine, vốn có vai trò quan trọng cho sự hình thành nitric oxide cần thiết cho sự điều phối hệ thống huyết áp khỏe mạnh.

Khi ăn dưa hấu, các axit amin L-citrulline được chuyển thành L-arginine. Việc uống axit amin L-arginine như một loại thực phẩm chức năng bổ sung lại không được coi là giải pháp đối với nhiều người lớn bị chứng huyết áp cao, bởi vì nó có thể gây buồn nôn, khó chịu đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Ngược lại, dưa hấu lại dễ được hấp thu và hầu như không gây phản ứng phụ. Ngoài những tác dụng đối với tim mạch của chất citrulline, dưa hấu còn cung cấp nhiều loại vitamin như A, B6, C, chất xơ, cali và lycopene – một chất chống oxy có tác dụng mạnh.

Dưa hấu cũng có tác dụng giúp giảm nồng độ đường trong huyết thanh.1-2 ly nước ép dưa hấu trước khi ăn mỗi sáng tốt cho sức khỏe tim và chống lại chứng cao huyết áp và đột ngụy.

4. Tỏi

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc ăn tỏi hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Tỏi chứa hợp chất allicin, có tác dụng tích cực trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh của hệ thống tim mạch.

Allicin có trong tỏi phản ứng với tế bào hồng cầu tạo thành các hợp chất giàu lưu huỳnh, giúp làm giảm áp lực của các thành mạch máu và giúp cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.Ngoài ra, tỏi cũng là chất kích thích sản sinh ra oxit nitric trong cơ thể, đó là một chất quan trọng trong việc vận chuyển ôxy trong máu.

Do thành phần của tỏi có chứa chất chống ôxy hóa (vitamin C và selen) nên nó có tác dụng đặc biệt trong quá trình làm sạch máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa việc hình thành các “mảng bám” trên các thành động mạch, giảm tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông và giúp ổn định huyết áp.

Cách dùng:

- Cách 1: Ăn 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm và bỏ đi rượu.- Cách 2: Dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng. Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần giúp mang lại hiệu quả tố nhất.

5. Táo gai

Với sức khỏe tim mạch, táo gai là một loại thảo dược chủ yếu được nhắc tới bởi vì nó giàu chất flavonoid, cụ thể là OPC (procyandins oligomeric) và quercetin.

Flavonoids được cho là chất có một số ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng điều trị bệnh tim mạch, chất này giúp điều chỉnh sự trao đổi chất glucose, cải thiện chức năng của các mao mạch, ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao.

Bạn có thể tham khảo công thức chế biến táo gai sau đây:

Chuẩn bị:

• Bột ca cao• Nước• Mật ong nguyên chất• ½ - 1 thìa bột quế• 4 thìa bột quả táo gai

Cách làm:

Trôn đều bột táo gai và bột quế trong một cái bát. Thêm một lượng nước và mật ong vừa đủ tạo thành một hỗn hợp nhão. Hòa thêm bột ca cao cho đến khi hỗn hợp ở dạng đặc sau đó vo viên đường kính khoảng 1cm.

Đặt những viên này trên tấm nướng bánh và nướng ở nhiệt độ rất thấp (không quá 150 độ F) trong lò cho đến khi chúng khô lại. Cuối cùng cần bảo quản chúng trong một lọ thủy tinh, đặt nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Hoa râm bụt

Hoa râm bụt có công dụng lợi tiểu, lấy đi natri trong máu giúp làm giảm áp lực lên thành động mạch. Thú vị hơn, râm bụt chứa chất có thể bắt chước chất ACE – chất ức chế enzymne angiotensin converting, đây chính là một loại dược phẩm điều trị cao huyết áp.

8 thức uống tự nhiên đẩy lùi chứng cao huyết áp - 2

Hoa râm bụt có công dụng lợi tiểu, lấy đi natri trong máu giúp làm giảm áp lực lên thành động mạch.

Chuẩn bị:

• Mật ong, chanh, hoặc 1-2 thanh quế• 1 chén nước nóng• 1-2 muỗng râm bụt khô

Hướng dẫn:

Ngâm râm bụt và thanh quế (nếu muốn) vào nước sôi trong khoảng 5 phút. Thêm chanh hoặc mật ong để tạo hương vị và uống 2-3 lần mỗi ngày. Trong những ngày hè nóng nực, bạn có thể thêm vào đó vài viên đá giúp điều trị bệnh huyết áp cao đồng thời giải nhiệt hiệu quả.

7. Cà phê xanh

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất cà phê xanh có chứa axit chlorogenic - một thành phần có tác dụng giảm huyết áp.

Axit chlorogenic có thể tìm thấy trong cà phê rang nhưng hợp chất hydroxyl hydroquinone được tạo ra trong quá trình rang có thể ngăn chặn những lợi ích của axit chlorogenic.

8. Cacao

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng sô-cô-la hoặc bất kỳ sản phẩm ca cao nào đều giúp bổ sung chất flavonol, giúp ích trong việc điều trị bệnh của những người có triệu chứng hoặc bị bệnh huyết áp cao.

Ăn sô-cô-la có thể ảnh hưởng đến hệ thống oxit nitric dẫn đến giảm huyết áp và giãn mạch. Nó cũng có khả năng hạn chế hoạt động của chất ức chế ACE.

Tuy nhiên, sô-cô-la có chứa đường và caffeine. Nếu cơ thể nạp một lượng lớn caffeine (hơn 400mg mỗi ngày) có thể gây tác dụng ngược và hàm lượng đường cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu.

Vì vậy, ăn 50g ca cao mỗi ngày là một chế độ hoàn hảo cho những bệnh nhân huyết áp cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Duyên (Người đưa tin)
Bệnh huyết áp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN