8 thực phẩm chống viêm tốt cho người bị thiếu máu cơ tim

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim khiến cơ tim hoại tử, gây nguy hiểm tính mạng. Người bệnh cần được điều trị kịp thời và có một chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát bệnh, trong đó có thực phẩm chống viêm.

1. Dấu hiệu thiếu máu cơ tim cần đi khám

Theo các chuyên gia tim mạch, thiếu máu cơ tim là tình trạng cơ tim thiếu máu. 

Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng vữa xơ động mạch; do tình trạng rối loạn mỡ máu gây ra, trong đó rối loạn thường gặp nhất là mỡ xấu - LDL cholesterol.

Phần lớn LDL cholesterol tăng cao trong máu bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không phù hợp, hoặc do sử dụng các chất độc hại cho cơ thể như thuốc lá.

PGS.TS Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.

Dấu hiệu đầu tiên và rõ nhất ở người bệnh thiếu máu cơ tim là có cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi bệnh nhân gắng sức…

Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, cơn đau có thể xảy ra cả khi đang nghỉ ngơi, khi nằm ngủ. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ. Đây là cơn đau có thể dự báo nguy hiểm, chính vì thế người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.

Đau thắt ngực là dấu hiệu rõ nhất của thiếu máu cơ tim.

Đau thắt ngực là dấu hiệu rõ nhất của thiếu máu cơ tim.

2. Người bệnh thiếu máu cơ tim cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để điều trị thiếu máu cơ tim, người bệnh có thể phải dùng thuốc, can thiệp mạch… Cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng mỡ máu, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt…

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn tốt cho người bệnh tim mạch, thiếu máu cơ tim là cần bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm cholesterol, đồng thời loại bỏ chất béo có hại.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau, củ, quả, ngũ cốc chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống viêm và oxy hóa, hỗ trợ giảm cholesterol có lợi cho bệnh nhân tim mạch như: Yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, quả họ cam quýt, táo; Các loại ngũ cốc, trái cây, rau quả như bắp cải, củ cải, cà rốt, súp lơ, cần tây; Các loại mọng như quả lựu, dâu tây, quả việt quất, cà chua hoặc quả hạch như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó; Gừng, nghệ, tỏi, hạt tiêu, nước cốt chanh, quế…

Người bệnh nên lựa chọn chất béo có lợi, hạn chế chất béo có hại trong chế độ ăn. Các loại chất béo lành mạnh là những chất béo tốt cho sức khỏe, bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa sẽ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu như: Axit béo omega-3, các nguồn chất béo tốt trong các loại cá nước ngọt, sữa tươi không đường, phô mai và các loại hạt như: lạc, vừng, hướng dương, hạt điều, óc chó...

Cần hạn chế tối đa nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim.

Nên giảm ăn muối, khi chế biến món ăn nên hấp, luộc tránh thức ăn quay, chiên, xào nhiều dầu mỡ…

Thực phẩm chống viêm tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim.

Thực phẩm chống viêm tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim.

3. Một số thực phẩm chống viêm tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim

3.1. Rau và trái cây

Ăn nhiều loại rau và trái cây nhiều màu sắc hàng ngày có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Các loại rau và trái cây có nhiều chất xơ hòa tan giúp giảm sự hấp thụ cholesterol và hỗ trợ giảm cholesterol LDL xấu trong máu.

3.2. Yến mạch

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều loại hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tật.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ giảm cholesterol là ăn yến mạch.

Chất xơ trong yến mạch giúp làm chậm hấp thu cholesterol, hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu nhưng không làm ảnh hưởng đến cholesterol tốt khác. 

Ngoài ra, trong yến mạch còn chứa rất nhiều omega-3, acid folate, kali giúp máu lưu thông tốt hơn, bảo vệ hệ tim mạch.

3.3. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và protein thực vật tuyệt vời có thể giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL xấu, tốt cho sức khỏe tim mạch và bệnh thiếu máu cơ tim.

3.4. Các loại quả mọng

Quả mọng là loại trái cây nhỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có rất nhiều loại quả mọng, nhưng có một số loại phổ biến nhất bao gồm: dâu tây, dâu đen, quả việt quất, quả mâm xôi…

Quả mọng có chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanins. Các hợp chất này có tác dụng chống viêm, có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp và giúp giãn nở mạch máu.

Các loại quả mọng.

Các loại quả mọng.

3.5. Các loại hạt

Các loại hạt chứa chất béo và chất xơ có lợi cho tim mạch, giúp hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol. Thường xuyên ăn các loại hạt có thể giúp hỗ trợ giảm mức cholesterol LDL xấu và chất béo trung tính.

Nên ăn nhiều loại hạt khác nhau là tốt nhất vì chúng chứa nhiều hàm lượng chất béo lành mạnh khác nhau. Nên chọn hạt thô, ít chế biến và chưa thêm gia vị.

3.6. Tỏi

Thành phần chất allicin trong tỏi có phản ứng với các tế bào hồng cầu làm thư giãn các mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng. Chúng giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành và tăng lượng máu tới tim, chống đông máu.

Ngoài ra, tỏi ức chế hoạt động của một số protein gây viêm, hỗ trợ cải thiện mức cholesterol, bởi tỏi có thể giúp giảm sản xuất cholesterol của gan. Trong tỏi có lượng lớn chất chống oxy hóa có lợi cho mạch máu. Vì vậy, ăn tỏi có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.

3.7. Cá giàu axit béo omega-3

Cá béo là một nguồn cung cấp protein dồi dào và các axit béo omega-3. Cơ thể của bạn chuyển hóa các axit béo này thành các hợp chất phân giải và bảo vệ, có tác dụng chống viêm.

Mặc dù tất cả các loại cá đều chứa một số axit béo omega-3, nhưng những loại cá béo như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm… là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 bạn nên lựa chọn trong chế độ ăn uống của mình.

Cá hồi giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm.

Cá hồi giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm.

3.8 Trà xanh

Uống trà xanh giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì và các tình trạng khác. Những lợi ích mà trà xanh có được là nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt là một chất gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).

Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh làm giảm viêm nhiễm và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại có thể dẫn đến bệnh tật. EGCG ức chế tình trạng viêm bằng cách giảm sản xuất cytokine gây viêm và làm hỏng các axit béo trong tế bào của bạn.

Uống trà xanh thường xuyên không chỉ giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL xấu mà còn làm tăng cholesterol HDL tốt. Do đó, nó có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Thói quen dễ mắc này làm tăng 12-50% nguy cơ chết sớm, bệnh tim

Nghiên cứu dựa trên hơn 100.000 người ở 21 quốc gia cho thấy nguy cơ chết sớm và bệnh tim có thể tăng đến mức đáng sợ, không khác gì việc nghiện thuốc lá, chỉ vì cách bạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Phương ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN