8 thói quen uống nước sai cách có hại cho sức khỏe
Uống nước là việc đơn giản, là nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Uống quá nhiều nước, uống ào ạt, chỉ uống khi khát... là những thói quen có hại sức khỏe.
Nội dung1. Sử dụng chai đựng nước có BPA2. Uống nhiều nước hơn mức cần thiết3. Thêm trái cây hoặc rau thái lát4. Thêm hương liệu nhân tạo5. Uống nước quá nhanh6. Uống không đủ nước7. Chỉ uống nước khi khát8. Không uống nước khi ngủ dậy
1. Sử dụng chai đựng nước có BPA
Thói quen uống nước sai cách đầu tiên là sử dụng chai nhựa có chứa BPA. Đây là một hóa chất nhân tạo được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm, trong đó có chai đựng nước. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy BPA có thể xâm nhập vào thức ăn và đồ uống của người sử dụng và nếu tiếp xúc quá nhiều có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.
BPA có thể gây tăng huyết áp, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh đái tháo đường typ 2 và bệnh tim mạch. Vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng của BPA đối với sức khỏe, nên chọn những chai nước không chứa BPA hoặc được làm bằng thủy tinh hay thép không gỉ.
2. Uống nhiều nước hơn mức cần thiết
Lượng nước cần thiết bổ sung cho cơ thể phải được tính theo cân nặng, công việc cụ thể chứ không phải cứ càng uống nhiều càng tốt. Uống quá nhiều nước có thể gây hạ natri máu, hay còn gọi là "nhiễm độc nước".
Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.
3. Thêm trái cây hoặc rau thái lát
Việc cho vài lát chanh vào nước không chỉ bổ sung thêm hương vị mà còn có thể hỗ trợ giảm cân. Một chất chống ôxy hóa mạnh được tìm thấy trong vỏ chanh không chỉ giúp thải độc tố gây viêm trong cơ thể mà thêm một chút vitamin C từ nước ép ngấm vào nước sẽ giúp cơ thể kiềm chế mức cortisol, một loại hormone căng thẳng tạo điều kiện cho cơ thể tích trữ chất béo.
Trái cây hoặc rau thái lát có thể tạo cảm giác ngon hơn và sảng khoái hơn khi uống nước. Nhưng nếu đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Salmonella và E.coli gây ra nếu không rửa sạch hoặc không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Để phòng ngộ độc, cần đảm bảo rửa trái cây và rau quả thật sạch dưới vòi nước chảy.
4. Thêm hương liệu nhân tạo
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo cường độ cao sucralose, ngọt gấp 1.000 lần đường ăn, có thể làm rối loạn các cơ quan cảm nhận vị ngọt của cơ thể. Hương liệu nhân tạo và chất làm ngọt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và ung thư cao hơn. Chúng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên hơn.
Vì vậy, nên hạn chế những pha thêm những hương liệu nhân tạo, bất cứ thứ gì có đường, siro ngô fructose cao, aspartame hoặc sucralose. Thay vào đó, hãy dùng chanh, chanh tây, bạc hà, rau thơm hoặc dưa chuột.
5. Uống nước quá nhanh
Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, cơ thể bị mất nước, lúc này để giải tỏa cơn khát mọi người thường uống nước nhanh và nhiều. Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn, buồn nôn, nôn, chuột rút... Uống nước nhanh cũng khiến các tạp chất trong thận và bàng quang tích tụ bên dưới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen chỉ uống nước vào một thời gian nhất định, như ban ngày, còn buổi tối lại hạn chế uống vì ngại chứng tiểu đêm.
Đây là những thói quen không đúng. Khi uống nước nên uống nước từng ngụm nhỏ và chia ra nhiều lần giúp chức năng tiêu hóa tối ưu, qua đó cải thiện sự trao đổi chất. Bác sĩ khuyến cáo không nên uống quá 900ml nước/giờ.
6. Uống không đủ nước
Hầu hết mọi người không uống đủ nước hàng ngày. Nếu cảm thấy đói, miệng khô hoặc nước tiểu giống như nước táo là những dấu hiệu cơ thể đang uống không đủ nước. Để đảm bảo an toàn, hãy mang theo một chai nước không chứa BPA và đó là vật dụng cần thiết khi cảm giác thèm ăn giữa ngày bắt đầu xuất hiện.
Uống đủ nước sẽ giúp tiêu hóa, tránh táo bón hoặc khó đi tiêu. Nó cũng thải độc tố ra ngoài, ngăn chặn hình thành sỏi thận và cung cấp nước cho làn da. Lượng nước tối thiểu hàng ngày được khuyến nghị là 2 - 2,5 lít nước.
7. Chỉ uống nước khi khát
Nhiều người chỉ uống nước khi cơ thể cảm thấy khát, điều này hoàn toàn sai lầm. Vì khi cơ thể khát nghĩa là các tế bào đã thiếu nước. Thiếu nước lâu và kéo dài sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, điều này không có lợi cho sức khỏe.
Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày, (tương đương 1,6 - 2 lít/ngày). Còn những ai thích uống theo cảm giác khát thì nên nhớ: Khi chúng ta trên 60 tuổi, cơ chế cảnh báo cơn khát tự nhiên của cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn và dễ bị mất nước hơn, do đó chúng ta cần phải chú ý hơn đến thói quen nạp chất lỏng để giữ cho cơ thể đủ nước.
BS. Phạm Văn Thân
8. Không uống nước khi ngủ dậy
Khi ngủ, cơ thể không được cung cấp nước trong khi hoạt động trao đổi chất của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể giải độc một cách hiệu quả.
Nếu không uống nước vào buổi sáng, quá trình trao đổi chất của cơ thể có thể bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia lưu ý, nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới...
Nguồn: [Link nguồn]