8 thói quen giúp bạn ngủ ngon để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Sự kiện: Sống khỏe

Theo các chuyên gia, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngoài việc tập luyện thể dục thể thao và ăn uống đủ vi chất dinh dưỡng thì chúng ta cần có một tinh thần khỏe mạnh, vui vẻ. Và tâm trí khỏe mạnh khi chúng ta ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon.

Rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc

Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.

Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng không thể thiếu để tăng sức đề kháng. Cách để có giấc ngủ ngon đó là bạn cần phải tạo thói quen mới thay vì duy trì hành động cũ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi nhật kí giấc ngủ để hiểu mô hình và thói quen giấc ngủ mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tạo thói quen tốt để có giấc ngủ ngon

8 mẹo nhỏ sau về thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon.

1. Lên lịch đi ngủ và thức giấc vào giờ nhất định.

Đặt đồng hồ báo thức mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.

2. Không ngủ khi ăn quá no hoặc quá đói.

Nếu ăn quá no trước khi đi ngủ, dạ dày phải mất nhiều giờ làm việc. Trường hợp phải ăn muộn, bạn chỉ nên ăn nhẹ.

Để dạ dày rỗng cũng làm khó ngủ. Nếu đang ăn kiêng, bạn hãy ăn thức ăn chứa ít calo.

3. Tập thể dục mỗi ngày, không tập ngay trước lúc ngủ.

Tập nặng vào buổi tối muộn làm tăng nhịp thở và nhịp tim, gây cản trở quá trình thư giãn cơ thể.

Bạn nên lên lịch tập luyện cường độ cao vào thời điểm sớm hơn trong ngày. Trước khi ngủ có thể dạo bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ như kéo căng hoặc yoga để cơ thể thư giãn.

4. Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ.

Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ để cơ thể biết đó là thời gian để ngủ. Bạn có thể lâp biểu thời gian buổi tối như xem TV, đọc sách báo trong 10 phút, đánh răng và đi ngủ.

5. Giường là để ngủ hoặc quan hệ tình dục.

Không ăn, làm việc, xem TV hoặc nói chuyện điện thoại trên giường.

Giữ phòng ngủ luôn tối, yên tĩnh và mát mẻ sẽ khiến bạn ngủ ngon.

Nếu không thể ngủ sau 15 đến 20 phút, hãy làm việc khác đến khi khi buồn ngủ hãy quay lại giường.

6. Tự giảm bớt công việc cuối ngày.

Không làm việc hoặc làm việc vặt trong nhà ngay trước khi ngủ. Tạm gác công việc sang một bên ít nhất một giờ, thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn.

7. Tắm nước ấm, giảm hút thuốc và chất caffein.

Các chất kích thích ảnh hưởng đến thần kinh trong nhiều giờ ban đêm.

Ngoài ra, tránh ăn thức ăn có nhiều đường và chất cacbon hiđrat trước đi ngủ.

8. Không uống rượu sau bữa tối.

Uống rượu vào tối muộn giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên khi hết rượu, bạn có thể không ngủ được và thức dậy sớm.

Nguồn: [Link nguồn]

Những món ăn vào buổi tối vừa mất ngủ, vừa hại gan thận khủng khiếp

Có những thực phẩm chúng ta hoàn toàn không nên ăn vào buổi tối vì chúng không những không mang lại lợi ích mà còn gây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Khánh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN