8 thay đổi của cơ thể trước khi ung thư tấn công một năm

Sự kiện: Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Vài triệu chứng sớm cảnh báo ung thư là chán ăn, khó tiêu, sụt cân, ho, sờ thấy khối u...

Bác sĩ điều trị tới từ khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân huyện Mạnh Âm, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nói với tờ 163: "Dù ung thư rất đáng sợ, nó không đến một cách âm thầm trước khi tấn công". Ông cho hay vài năm trước khi ung thư xảy đến, một số triệu chứng thầm lặng đã xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng sớm phổ biến của ung thư do ông tổng hợp từ các ca bệnh lâm sàng của mình.

1. Chán ăn, khó tiêu

Đây là một trong những triệu chứng sớm phổ biến nhất của ung thư. Triệu chứng này đặc biệt rõ ràng ở những bệnh nhân ung thư dạ dày và đường ruột. Lý do là các khối u có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đường tiêu hóa, gây khó tiêu và chán ăn. Ngoài ra, khó tiêu có thể đi kèm các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón.

Nếu nhận thấy triệu chứng này, bạn nên:

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các khối u.

- Duy trì thói quen ăn uống tốt, tránh ăn quá nhiều và nạp đồ dầu mỡ.

- Tập thể dục để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào, hãy nhanh chóng tìm cách điều trị y tế.

2. Sụt cân

Ảnh: Times of India

Ảnh: Times of India

Sụt cân là triệu chứng phổ biến và quan trọng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư. Dù nó không nhất thiết là biểu hiện ung thư, nếu các triệu chứng khác xuất hiện cùng lúc như chán ăn, khó tiêu..., bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu nhận thấy sụt cân không rõ nguyên nhân, bạn nên:

- Khám sức khỏe định kỳ gồm nội soi đường tiêu hóa để phát hiện sớm khối u.

- Duy trì thói quen ăn uống tốt và tăng cường dinh dưỡng hợp lý.

- Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy nhanh chóng tìm cách điều trị y tế.

- Tập thể dục phù hợp để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

3. Sốt

Sốt là một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư. Tế bào khối u giải phóng các chất khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị chống khối u (như xạ trị và hóa trị) cũng có thể gây sốt.

Nếu cơn sốt kéo dài hoặc tái phát nhiều lần thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Bị sốt không rõ nguyên nhân thì phải làm sao?

- Nếu bạn có triệu chứng sốt, hãy nhanh chóng tìm cách điều trị y tế.

- Nếu sốt kéo dài hoặc sốt nhiều lần thì nên xem xét khả năng có khối u.

- Khi điều trị chống khối u, hãy chú ý phản ứng của cơ thể và tìm cách xử lý y tế kịp thời nếu cảm thấy không khỏe.

4. Ho

Ảnh: iStock

Ảnh: iStock

Ho dai dẳng hoặc thay đổi tính chất ho có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như ho ra máu. Nếu bị ho kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở..., bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để chụp X-quang hoặc chụp CT ngực.

Nếu bị ho không rõ nguyên nhân, bạn nên:

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tổn thương phổi.

- Nếu ho dai dẳng hoặc ho bất thường thì nên đi khám kịp thời.

- Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa ung thư phổi.

- Duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.

5. Chảy máu bất thường

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của nhiều loại ung thư. Ví dụ, các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư ruột kết có thể gây chảy máu âm đạo bất thường. Chảy máu niệu đạo hoặc trực tràng cũng có thể là biểu hiện của khối u đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa.

Nếu bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

6. Mệt mỏi, suy nhược

Nhiều bệnh nhân trải qua cảm giác mệt mỏi và suy nhược kéo dài trong giai đoạn đầu phát triển ung thư. Điều này có thể do các khối u tiêu thụ năng lượng thể chất và chuyển hóa của cơ thể trong thời gian dài. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt mà không có lý do rõ ràng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

7. Khối u hoặc sưng tấy

Các khối u ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư thường nhỏ và có thể sờ thấy được hoặc sưng tấy. Loại khối u này có thể được tìm thấy ở vú, tinh hoàn, hạch bạch huyết, tuyến giáp và các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu phát hiện thấy khối u hoặc vết sưng tấy ở đâu đó trên cơ thể, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra thêm.

8. Thay đổi màu sắc cơ thể hoặc thay đổi làn da

Ảnh: Sohu

Ảnh: Sohu

Một số loại ung thư có thể gây ra những thay đổi về màu sắc cơ thể hoặc da. Ví dụ, ung thư gan có thể gây vàng da và khối u ác tính có thể gây ra những đốm đen hoặc nốt ruồi trên da. Nếu nhận thấy thay đổi bất thường trên da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Điều quan trọng là phải biết các triệu chứng trong năm trước khi ung thư xảy ra để giúp chúng ta tìm kiếm lời khuyên y tế và tiến hành sàng lọc sớm.

Tuy nhiên, những triệu chứng này không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư và có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào hoặc các triệu chứng kéo dài, đừng che giấu hay tránh điều trị y tế. Ung thư không có nghĩa cuộc đời bạn đã chấm dứt. Với việc phát hiện và điều trị sớm, mọi chuyện vẫn có thể cải thiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Một nhóm khoa học gia Ý đã chứng minh việc tiêu thụ các thực phẩm giàu isoflavone có thể giúp chống lại ung thư dạ dày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hằng Trần (Theo 163) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN