8 quan niệm sai lầm điên rồ về vắc xin sởi nhưng cha mẹ vẫn tin sái cổ
Vắc xin sởi gây bệnh tự kỷ là 1 trong những thông tin sai lệch mà nhiều người vẫn tin là đúng.
1. Nếu quốc gia không có dịch sởi thì không cần tiêm vắc-xin
Bệnh sởi được cho là đã bị xóa bỏ vào thế kỷ 20 hoặc thậm chí trong thế kỷ 19 nhưng năm ngoái nó vẫn bùng phát ở Mỹ và khiến nhiều ca tử vong, đa số là những trẻ không tiêm vắc xin.
Ngay cả khi không có dịch sởi ở một quốc gia nào đó thì bạn cũng không thể chắc chắn rằng sẽ không có virus nào vô tình di chuyển đến đó qua khách du lịch? Trong trường hợp này, bệnh sởi sẽ lây lan gần như ngay lập tức. Và ngược lại: khi đi du lịch, hãy tiêm vắc-xin để đảm bảo sức khỏe.
2. Ngay cả khi bạn tiêm vắc-xin thì vẫn mắc bệnh và vắc xin không có ích gì
Không có loại vắc-xin nào có thể đem lại cho bạn khả năng miễn dịch 100%. Nhưng với bệnh sởi, con số đảm bảo không mắc bệnh là khoảng 93-97%. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể bị nhiễm bệnh vì hệ thống miễn dịch mỗi người đều hoạt động khác nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường.
3. Vắc-xin sởi có thể gây ra bệnh tự kỷ
Năm 1998, tạp chí khoa học Lancet đã đăng một bài viết về mối liên hệ giữa vắc-xin sởi và bệnh tự kỷ. Sau đó, bài viết này đã bị phủ nhận và xóa sổ. Nhưng những người đọc bài báo không bao giờ có thể quên thông tin sai lệch này.
Những người anti vắc xin sử dụng lập luận này khi họ nói rằng vắc-xin là nguy hiểm - họ cho rằng chúng dẫn đến tự kỷ. Điều thú vị là ngay cả các nước phát triển cao cũng bị chìm đắm trong thông tin sai lệch này.
4. Cơ thể trẻ em không thể tiêm quá nhiều vắc xin
Trẻ em trước 2 tuổi phải tiêm khoảng 10 loại vắc-xin khác nhau. Một số cha mẹ lo lắng về số lượng vắc-xin và cho rằng cơ thể con quá nhỏ bé sẽ không đủ khả năng chịu được quá nhiều mũi vắc xin này. Họ cho rằng mỗi mũi tiêm đều cho hàng nghìn vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể trẻ khiến hệ miễn dịch của chúng yếu đi.
Đây không phải là sự thật. Vắc-xin chứa vi-rút suy yếu không có hại. Vắc xin chỉ giúp hệ thống miễn dịch phát triển cơ chế phòng vệ. Theo một cuốn sách của nhà miễn dịch học và bác sĩ nhi khoa Paul Offit, cơ thể trẻ em có thể phản ứng với các kháng nguyên (đây chính xác là vắc-xin) trước khi nó được sinh ra.
5. Vắc xin chỉ là giả dược
Điều này không đúng. Vắc xin thực chất là các vi rút yếu được đưa vào tơ thể để tạo ra các kháng thể. Nó không thể làm hại cơ thể vì nó rất yếu. Sau đó, khi cơ thể gặp một loại virut mạnh, nó nhớ lại quá trình vắc-xin vào cơ thể và bắt đầu tạo ra các kháng thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
6. Tinh dầu cũng hiệu quả như vắc-xin
Các nhà khoa học đã thử nghiệm tinh dầu hương thảo và cây xô thơm để xem chúng có thể chống lại bệnh sởi tốt như thế nào. Họ phát hiện ra rằng hương thảo và cây xô thơm có tiềm năng tốt để chống lại virus. Nhưng sử dụng các loại tinh dầu này lại không thể điều trị bệnh sởi cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh sởi.
7. Vắc-xin sởi chỉ là một cách để kiếm tiền
Ngành công nghiệp vắc-xin không bao giờ có lợi nhuận trong quá khứ. Trong nhiều thập kỷ, thị trường dược phẩm không được tài trợ khi sản xuất và lưu hành vắc xin và. Nhiều công ty thậm chí đã bán các bộ phận nghiên cứu vắc-xin để tập trung vào việc sản xuất các loại thuốc có lợi nhuận cao hơn.
8. Vắc-xin có thể chứa hóa chất độc hại
Nhiều người lo lắng về các hóa chất nguy hiểm trong vắc-xin. Những mối quan tâm phổ biến nhất là thủy ngân, nhôm và formaldehyd. Các hóa chất này thực sự nguy hiểm nhưng nồng độ của chúng trong vắc-xin quá nhỏ đến mức không cần phải quan tâm về chúng.
Điều đáng chú ý là vắc-xin có thể gây nguy hiểm nếu một người bị dị ứng với một số thành phần trong vắc xin hay gọi là sốc phản vệ.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương, sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, nếu trẻ có những dấu hiệu...