8 quan niệm ăn uống cực tai hại nhưng gần như thí sinh nào cũng mắc trong mùa thi
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ những sai lầm trong ăn uống của sĩ tử.
1. Ăn khuya, học khuya
Học khuya là thói quen phổ biến trong mùa thi của nhiều sĩ tử. Nhiều bạn cho rằng ban đêm yên tĩnh, không có những yếu tố gây xao lãng khiến họ tập trung tốt hơn ban ngày.
Học khuya là thói quen phổ biến trong mùa thi của nhiều sĩ tử.
2. Ăn thức ăn nhanh
Đa số có thói quen nạp thức ăn nhanh như mì gói, bánh ngọt, xúc xích... không thể đảm bảo sức khỏe cho sĩ tử mùa thi.
Khi ăn quá nhiều, sĩ tử còn có thể dẫn đến thừa cân, gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, không thể tập trung học bài.
3. Dùng nhiều caffeine
Để đẩy lùi cơn buồn ngủ, nhiều sĩ tử chọn cà phê như một thứ "doping" để đầu óc được tỉnh táo. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng caffeine có thể gây hại cho tim mạch. Mặt khác, bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt phải tỉnh táo một cách cưỡng bức sẽ phản tác dụng, càng kiệt sức hơn khiến sĩ tử trở nên thiếu minh mẫn hơn.
4. Bỏ bữa sáng
Thói quen bỏ bữa sáng là vô cùng nguy hiểm. Sau 1 đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.
5. Kiêng trứng
Quan niệm kiêng trứng vì sợ điểm thi giống quả trứng đã khiến sĩ tử có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng, vì trứng hoặc trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein.
6. Kiêng ăn chè đỗ đen
Có những sĩ tử kiêng ăn chè đỗ đen trong dịp thi cử, vì cho rằng đỗ đen có màu đen - đồng âm với từ “vận đen”.
7. Kiêng ăn chuối
Chuối là thức ăn bổ, sạch, an toàn, chứa nhiều vitamin và muối khoáng và giàu năng lượng nên sĩ tử kiêng ăn chuối là quan niệm sai lầm.
8. Kiêng tắm
Có một số thí sinh kiêng tắm vì sợ tắm sẽ trôi hết kiến thức; kiêng đi thi giờ lẻ, phải đi giờ chẵn…
Hà Nội có số thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia năm 2019 nhiều nhất gồm hơn 74 nghìn thí sinh.