8 người trong gia đình bị ung thư có chung thói quen này

Sự kiện: Ung thư

Ung thư gia đình ngoài yếu tố di truyền còn có liên quan mật thiết tới một số thói quen.

Cách đây không lâu, ông Vương (40 tuổi) ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bị ho nhiều, đi khám thì phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu lịch sử bệnh của gia đình ông Vương, bác sĩ nhận ra có 8 người bị ung thư trên tổng số 14 người. Trước đó, cha của ông Vương cũng chết vì ung thư thực quản.

Ngoài ông Vương, 5/6 anh em trong gia đình cũng có dấu hiệu ung thư. 2 người trong số đó đã tử vong sau khi phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối. Những người còn lại mặc dù rất lo lắng nhưng chưa dám đi khám sức khỏe nên không rõ được tình trạng bệnh.

Ngoài ung thư phổi, trong số 6 anh chị em, có người bị ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Bác sĩ sốc vì điều này: “Tính cả bố mẹ, 8/14 thành viên của gia đình này đều bị ung thư. Thật hiếm có một gia đình nào mà số lượng bệnh nhân mắc ung thư nhiều đến vậy”.

Ung thư gia đình có phải do di truyền không?

Bác sĩ phân tích rằng, nhiều thành viên trong gia đình ông Vương mắc bệnh ung thư, cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng.

8 người trong gia đình bị ung thư có chung thói quen này - 1

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 33% các trường hợp ung thư là do yếu tố di truyền. Trong đó ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Trong cùng một điều kiện, có một số người sẽ nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài, nguy cơ bị ung thư cũng cao hơn hẳn người bình thường. Chẳng hạn, có một số người hút thuốc đến 90 tuổi vẫn không gặp vấn đề gì, trong khi đó người hút thuốc thụ động lại bị ung thư phổi. Điều này là do mỗi người có tính nhạy cảm với ung thư khác nhau.

5 thói quen nhỏ sẽ "kích hoạt" tế bào ung thư

Lấy gia đình của ông Vương làm ví dụ, bác sĩ đã tìm ra một số điểm chung của các thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư. Các anh em trai trong gia đình ông Vương đều nghiện thuốc lá, được chẩn đoán ung thư phổi, trong khi các chị em gái lại không bị. Tuy nhiên, có một người bị ung thư dạ dày và  một người bị ung thư thực quản. Bác sĩ kết luận, điều này có liên quan tới thói quen ăn uống.

"Khu vực Tuyền Châu nơi họ sinh sống là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư thực quản cao. Thói quen ăn uống đồ cay nóng có thể là một yếu tố gây bệnh quan trọng", bác sĩ cho hay.

Bác sĩ đúc kết lại 5 thói quen sau là nguyên nhân gây ra ung thư hàng đầu:

1. Ăn thực phẩm chứa chất ung thư

- Thực phẩm nhiều muối

Ăn nhiều thực phẩm nhiều muối trong thời gian dài gây hại lớn cho niêm mạc dạ dày và còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

- Đồ chiên rán

Khi chiên rán thịt, mỡ ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây ung thư benzopyrene. Nhiệt độ càng cao và chiên càng lâu thì hàm lượng benzopyrene càng cao.

8 người trong gia đình bị ung thư có chung thói quen này - 2

- Đồ muối chua 

Chứa nhiều nitrit, có thể trở thành nitrosamine gây ung thư khi vào dạ dày.

- Thực phẩm bị mốc

Aflatoxin sẽ sinh ra khi một số thực phẩm bị mốc. Chất này rất dễ gây ung thư gan.

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ví dụ, nếu bạn không thích ăn rau và chỉ thích ăn thịt đỏ (lợn, bò, thịt cừu…) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, ăn đồ nóng và uống đồ uống nóng (trên 65 độ C) dễ gây ra các kích thích bất lợi đối với tế bào niêm mạc thực quản và gây ung thư tế bào.

3. Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia

Uống rượu quá nhiều cực kỳ gây hại cho gan và có thể khiến các tế bào ung thư gan xuất hiện.

Hút thuốc lá ngoài việc dễ bị ung thư phổi, nó còn làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 7 bệnh ung thư như: vòm họng, thanh quản, miệng, thực quản, gan, tụy, thận.

4. Thức khuya và thiếu ngủ

Thức khuya có rất nhiều tác hại, một trong số đó là dễ mắc bệnh ung thư.

8 người trong gia đình bị ung thư có chung thói quen này - 3

Ngủ đủ giấc có thể cho phép các cơ quan được nghỉ ngơi đầy đủ, duy trì sức đề kháng bình thường và giúp chống lại tác động của các gen ung thư.

Ngược lại, thức khuya trong thời gian dài và thường xuyên thiếu ngủ, các gen ức chế khối u sẽ trở nên yếu hơn, tế bào ung thư dễ dàng được kích hoạt.

5. Căng thẳng và tức giận

Một số bệnh ung thư có thể liên quan đến cảm xúc xấu, chẳng hạn như ung thư vú.

Thống kê của một bệnh viện ở Athens, Mỹ cho thấy trong số 448 phụ nữ tham gia khám sàng lọc ung thư vú, những người cáu kỉnh dễ mắc hơn.

Đó là do tức giận dễ dẫn đến rối loạn bài tiết nội tiết của con người, làm mất cân bằng estrogen và progesterone, gây căng tức vú , tăng sản tiểu thùy vú, tăng nguy cơ ung thư vú.

Ngoài ra, căng thẳng, stress và lo lắng trong thời gian dài có thể gây hại cho dạ dày. Vì vậy, bạn hãy luôn cố gắng điều chỉnh cảm xúc và giữ tâm trạng vui vẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bác sĩ ung thư nổi tiếng TQ chỉ ra bài tập này sẽ đẩy lùi khối u hiệu quả nhất

Bộ môn này không chỉ tốt cho việc phòng chống ung thư mà nó còn là kỹ năng sinh tồn cần thiết cho con người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Kknews) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN