8 lợi ích ít biết của lá và vỏ chuối

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong các bộ phận của cây chuối, ít ai nghĩ rằng lá chuối và vỏ chuối cũng có nhiều cách sử dụng độc đáo, mang lại lợi ích cho sức khỏe và môi trường...

Giá trị dinh dưỡng của lá chuối và vỏ chuối

Vỏ chuối là lớp vỏ ngoài của quả chuối. Đây là sản phẩm phụ của quá trình tiêu thụ chuối tại nhà và chế biến chuối. Giá trị dinh dưỡng của vỏ chuối thay đổi tùy theo giống và giai đoạn chín, vì vỏ chuối xanh chứa ít chất xơ hơn vỏ chuối chín và hàm lượng lignin tăng theo quá trình chín.

Vỏ chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate và khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, magiê và natri. Kẽm, đồng, kali, mangan được tìm thấy ở nồng độ rất thấp.

Lá chuối có hai loại chính: Lá chuối ăn được và lá chuối trang trí. Lá chuối ăn được thường được thu hoạch khi còn non trước khi chúng trở nên quá dai hoặc xơ. Những lá chuối này có thể được sử dụng để nấu ăn, hấp các món cơm, gói - cuộn các món ăn và tạo ra các món tráng miệng. Lá chuối trang trí lớn hơn các loại ăn được và đã được xử lý để làm cho chúng chắc hơn cho mục đích trang trí nhiều hơn.

Lá chuối là nguồn chứa chất xơ tuyệt vời, chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm mức cholesterol, trong khi chất xơ không hòa tan giúp tiêu hóa và duy trì nhu động ruột đều đặn.

Lá chuối cũng chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, B6, C, E và K và các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê, kali và sắt. Lá chuối chứa một lượng lớn polyphenol là chất chống oxy hóa tự nhiên. Những chất này có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và trà xanh.Lợi ích của lá chuối và vỏ chuối

Điều thú vị là lá và vỏ chuối không chỉ có thể phân hủy sinh học mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là tám lợi ích ít được biết đến của việc sử dụng lá chuối và vỏ chuối:

1. Giàu chất chống oxy hóa

Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất.

Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất.

Vỏ chuối rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa và giảm tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Các chất chống oxy hóa có trong vỏ chuối, chẳng hạn như flavonoid và polyphenol, góp phần vào sức khỏe tổng thể bằng cách trung hòa các phân tử có hại có thể dẫn đến các bệnh mạn tính.

Cách sử dụng: Bạn có thể làm trà giàu vỏ chuối bằng cách cho vỏ chuối vào nước rồi đun sôi. Vỏ chuối cũng có thể được xay thành sinh tố hoặc dùng trong nấu ăn để tận dụng đặc tính chống oxy hóa của chúng.

2. Tính chất chống viêm tự nhiên

Cả lá chuối và vỏ chuối đều chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm. Sự hiện diện của polyphenol và các hóa chất thực vật khác giúp giảm viêm, có lợi cho việc kiểm soát các tình trạng như viêm khớp và các bệnh viêm khác.

Cách sử dụng: Đắp lá chuối lên các vùng bị viêm hoặc đau có thể giúp làm dịu sự khó chịu. Ngoài ra, kết hợp vỏ chuối vào chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích chống viêm toàn thân.

3. Thúc đẩy sức khỏe làn da

Vỏ chuối chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe làn da, bao gồm vitamin B6, B12, magiê và kali. Các chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện kết cấu da, giảm mụn trứng cá, thúc đẩy sức sống tổng thể của làn da.

Cách sử dụng: Chà mặt trong của vỏ chuối trực tiếp lên da có thể giúp điều trị mụn trứng cá và các kích ứng da nhẹ. Vỏ chuối cũng có thể được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên hoặc cho vào mặt nạ tự chế.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong vỏ chuối có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và cải thiện sức khỏe đường ruột. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh, giảm các vấn đề như táo bón.

Cách sử dụng: Vỏ chuối có thể được nấu chín và thêm vào các món ăn, hoặc xay thành sinh tố, để tăng lượng chất xơ, cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Chúng cũng có thể được sử dụng trong các công thức nấu ăn như sốt vỏ chuối hoặc cà ri.

5. Tính chất kháng khuẩn tự nhiên

Lá chuối được dùng để bọc và bảo quản thực phẩm.

Lá chuối được dùng để bọc và bảo quản thực phẩm.

Lá chuối có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Điều này làm cho chúng hữu ích trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm, vì có thể ức chế sự nhiễm khuẩn và tránh hư hỏng thực phẩm.

Cách sử dụng: Bọc thực phẩm bằng lá chuối trước khi nấu hoặc bảo quản có thể giúp giữ độ tươi và giảm sự phát triển của vi khuẩn. Lá chuối theo truyền thống được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau để nấu và bảo quản thức ăn, tận dụng lợi ích kháng khuẩn của chúng.

6. Lợi ích cho môi trường

Lá chuối và vỏ chuối có thể phân hủy sinh học và ủ thành phân, khiến chúng trở thành một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho nhựa và vật liệu tổng hợp. Sử dụng những bộ phận này của cây giúp giảm chất thải và hỗ trợ các hoạt động môi trường bền vững.

Cách sử dụng: Sử dụng lá chuối làm giấy gói hoặc đĩa để đựng thức ăn. Vỏ chuối có thể được ủ làm phân bón để làm giàu đất và góp phần vào hoạt động làm vườn bền vững hơn.

7. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng

Các đặc tính kháng khuẩn của vỏ chuối cũng có thể có lợi cho sức khỏe răng miệng. Vỏ chuối chứa các hợp chất giúp chống lại vi khuẩn trong miệng, giảm mảng bám, góp phần vào vệ sinh răng miệng nói chung.

Cách sử dụng: Chà mặt trong của vỏ chuối lên răng có thể giúp giảm mảng bám và làm thơm hơi thở. Để có hiệu quả mạnh hơn, hãy cân nhắc kết hợp vỏ chuối vào kem đánh răng hoặc nước súc miệng tự chế.

8. Vỏ chuối cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu

Lá chuối và vỏ chuối rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, magie và vitamin A, B và C. Cách sử dụng: Kết hợp vỏ chuối xanh vào chế độ ăn uống bằng cách nấu chúng trở thành một món ăn nhiều người ưa thích.

Chuối là thực phẩm giá rẻ nhưng có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phải tránh những ‘đại kỵ’ này kẻo rước bệnh vào người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Ngọc ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN