70% bệnh truyền nhiễm mới nổi liên quan đến động vật
“Có tới 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi gần đây liên quan đến động vật”, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.
Tại Đại hội “Một sức khỏe Thế giới” (WOHC) lần thứ 7 diễn ra tại Singapore từ ngày 7-11/11, đại diện WHO đã nêu một số kế hoạch hành động để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ: Đại dịch COVID-19 là một bài học đau đớn cho người dân trên toàn cầu. Đến nay đã có hơn 300 khuyến nghị liên quan đến phản ứng của thế giới đối với đại dịch.
WHO vẫn cam kết hỗ trợ tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng do COVID-19 và hướng tới một thế giới lành mạnh, an toàn hơn và công bằng hơn.
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh: Có tới 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện gần đây liên quan đến động vật. Vì thế, con người phải đối phó với mầm bệnh trong môi trường.
Dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người là một mối đe dọa thường trực gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, kinh tế và xã hội. Phòng, chống hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi, ổn định kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà còn góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.
Ủng hộ tuyên bố của Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Moniquem Eloit, Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) cho biết, con người, động vật và môi trường có quan hệ với nhau trong lĩnh vực sức khỏe toàn cầu. Điều này có thể thấy rõ rằng, đại dịch COVID-19 hoành hành trong gần 3 năm.
Các diễn giả thảo luận về sự lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người.
Ngoài ra, bà cũng cho rằng, những yếu tố như biến đổi khí hậu, giảm đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái, thực hành nông nghiệp không bền vững, chăn nuôi và buôn bán động vật hoang dã cũng như toàn cầu hóa và gia tăng dân số cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển mầm bệnh.
Nếu chúng ta không giải quyết được những yếu tố này sẽ phải tiếp tục chứng kiến mối đe dọa và đại dịch sức khỏe ngày càng gia tăng và tồi tệ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên toàn cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Do đó, TS. Moniquem Eloit kêu gọi thay đổi mối quan hệ giữa cách con người đối phó với sự xuất hiện của mầm bệnh trong môi trường.
Trong những trường hợp như vậy, việc phòng ngừa là việc quan trọng trong việc ngăn chặn, hoặc hạn chế việc lây truyền bệnh từ động vật sang người.
“Chúng ta chỉ có thể làm thế giới an toàn hơn, nếu chúng ta giải quyết các tác nhân gây ra dịch bệnh và đại dịch”, TS. Moniquem Eloit nói.
Bà hoan nghênh sự ủng hộ của Tổng Giám đốc WHO với sự cố vấn của ban chuyên gia cấp cao của Tổ chức "Một sức khỏe thế giới" (WOHC), Tổ chức FAO đã hình thành một kế hoạch hành động chung nhằm hướng tới tầm nhìn một sức khỏe giữa con người, động vật và môi trường có thể đạt được ở tất cả các ngành và các cấp.
Trong kế hoạch, TS. Moniquem Eloit đã đề cập tới 6 bước hành động với các mục đích:
1. Mở rộng năng lực quốc gia để tăng cường hệ thống y tế với cách tiếp cận One health.
2. Giảm nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người và đại dịch.
3. Kiểm soát và xử lý các loài động vật đặc hữu.
4. Tăng cường đánh giá, quản lý và truyền thông các nguy cơ của an toàn thực phẩm.
5. Kiểm soát đại dịch kháng kháng sinh (AMR).
6. Lồng nghiệp các khía cạnh môi trường vào cách tiếp cận.
Rút ra bài học từ các đại dịch trong quá khứ và đại dịch COVID-19 hiện tại, TS. Monique cho rằng, 6 kế hoạch này rất quan trọng trong việc ngăn chặn, chuẩn bị và xử lý đại dịch. Do đó, phải tập trung sự chú ý của mình vào hỗ trợ tài chính để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn đại dịch.
Để ứng phó với dịch bệnh, ông Lim Hock Chuan, Trưởng bộ phận Quỹ Temasek cho biết: “Châu Á cần khẩn trương xây dựng các khả năng để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ đợt bùng phát nào có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với cuộc sống của người dân. Một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ đại dịch là chúng ta phải hợp tác và chia sẻ kiến thức để giải quyết những thách thức cấp bách nhất về chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi hy vọng mang đến cho các nhà lãnh đạo ngành y tế một cơ hội để tiếp tục tinh thần học hỏi và trao đổi để chuẩn bị cho khu vực nếu xảy ra các đại dịch trong tương lai.
6 khuyến nghị để ngăn chặn đại dịch tương lai Trong báo cáo của mình với 11 nhà nghiên cứu khác từ khắp các quốc gia và ngành, bác sĩ. Nordström, đại diện của Ủy ban Độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch, đã trình bày đánh giá của mình về khả năng đối phó với đại dịch của thế giới.
Ông lưu ý rằng có 6 phát hiện chính mà thế giới cần chú ý, đó là: - Thế giới đã được cảnh báo về đại dịch, nhưng đã không hành động. - Lãng phí thời gian. - Hầu hết các quốc gia sử dụng cách tiếp cận thụ động (chỉ tay), và một số quốc gia hành động tích cực. - Nhiều chính phủ không coi trọng COVID-19, trì hoãn hành động, gây nghi ngờ trong nhân dân, khiến nhiều người tử vong. - Không có kinh phí, và nhiều quốc gia không đầu tư vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. - Đại dịch COVID-19 thể hiện một cuộc khủng hoảng xã hội. |
Nguồn: [Link nguồn]
BS Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai chỉ rõ những điều cần làm để nhanh khỏe ở bệnh nhân sốt xuất huyết.