7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Đối với người bị cao huyết áp thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để giúp ổn định huyết áp. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng quan trọng cho người bị cao huyết áp bao gồm kali, canxi, magie, chất xơ... Các chất này giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa...
Người bị cao huyết áp được khuyên nên giảm tiêu thụ muối, chất béo và đường... vì có thể gây tăng huyết áp và các vấn đề liên quan đến đường huyết, cụ thể như sau:
Ảnh minh họa
7 thực phẩm đại kỵ với người bị cao huyết áp
Đồ ăn chứa nhiều muối
Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế các món ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, jambon, lạp xưởng, xúc xích, giò chả... vì chúng thường chứa nhiều muối và chất bảo quản.
Tốt nhất là hạn chế đi ăn ở ngoài càng ít càng tốt. Trong khi đi ăn tại nhà hàng, lúc gọi món nên yêu cầu nêm nhạt hoặc tìm các món hấp, luộc được chế biến theo cách chứa ít natri hơn.
Thực phẩm có đường
Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm có đường có thể làm tăng huyết áp hơn cả muối. Trong đó, nước ngọt có ga chứa nhiều đường đã qua chế biến, lượng calo rỗng. Đồ uống có hàm lượng đường cao có liên quan đến việc tăng tỷ lệ béo phì ở mọi lứa tuổi. Thực tế, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt không bao giờ là lựa chọn tốt nếu bạn đang tuân theo bất kỳ loại yêu cầu dinh dưỡng nào. Phần lớn thực phẩm được cung cấp trong các cơ sở bán đồ ăn vặt được chế biến sẵn, đông lạnh, sau đó chiên hoặc nấu trong dầu nhiều chất béo. Chúng cũng thường được thêm muối một cách hào phóng. Những thực phẩm này nên tránh vì chúng làm tăng huyết áp.
Thịt đỏ
Ảnh minh họa
Thịt đỏ thường được khuyến nghị là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh do chứa nhiều vitamin B12, kẽm, protein, các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Tuy nhiên, thực phẩm này có thể gây nguy hiểm khi tiêu thụ với số lượng lớn nếu bị huyết áp cao.
Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên rán thường chứa đầy chất béo bão hòa, nhiều natri, không tốt cho huyết áp. Mỗi người ưu tiên chọn món luộc, nướng hoặc rang (hoặc thử dùng nồi chiên không dầu) để giảm bớt áp lực với sức khỏe trái tim.
Đồ nướng
Khi bị tăng huyết áp cần tránh ăn đồ nướng càng nhiều càng tốt. Thịt nướng làm tăng nồng độ chất béo xấu, tăng mức cholesterol trong máu và theo thời gian làm cho động mạch bị xơ cứng, ảnh hưởng xấu tới huyết áp và tim mạch.
Caffein
Caffeine, một chất được biết là làm tăng huyết áp, có trong soda, trà, cà phê, đồ uống thể thao,... Nếu bạn thích cà phê, hãy cân nhắc chuyển sang loại cà phê không chứa caffein nếu bạn không thể từ bỏ nó hoàn toàn. Tuy nhiên, có những loại trà không có caffein trên thị trường và một số loại trà tự nhiên chứa rất ít caffein.
Rượu bia
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Rượu cũng chứa nhiều calo rỗng, có thể gây tăng cân không chủ ý hoặc thay thế các lựa chọn bữa ăn lành mạnh hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, nam giới hạn chế uống rượu không quá 2 ly mỗi ngày và nữ giới không quá một ly mỗi ngày.
5 dấu hiệu tăng huyết áp, cần cảnh giác
Dấu hiệu tăng huyết áp khi chưa xảy ra biến chứng là tương đối nghèo nàn. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu thường gặp phổ biến như:
Chảy máu mũi: Do huyết áp tăng cao một cách đột ngột nên người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngưng. Thường thì dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
Xuất huyết: Có vệt máu ở trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
Tê hoặc ngứa râm ran chân tay: Thường thì đây là dấu hiệu tăng huyết áp gây đột quỵ. Những trường hợp tăng huyết áp thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tê liệt dây thần kinh trong cơ thể và sinh ra hiện tượng chân tay có cảm giác tê hoặc ngứa râm ran.
Buồn nôn và nôn: Dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác nên khó nhận diện và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện kèm theo hiện tượng khó thở, nhìn mờ thì có thể là đang bị tăng huyết áp.
Choáng váng, chóng mặt: Khi triệu chứng này xuất hiện đột ngột thì nó cũng có thể cảnh báo bệnh tăng huyết áp.
Điều trị cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách hạ huyết áp bằng những bài thuốc dân gian, đơn giản mà hiệu quả.
Nguồn: [Link nguồn]