7 thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của nhiều bạn trẻ Việt, hãy điều chỉnh ngay để ngừa bệnh khi về già
Nếu mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt, để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp như tuổi tác, chấn thương... thì một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng có thể khiến quá trình thoái hóa các đốt sống diễn ra nhanh hơn.
Nếu mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ mắc bệnh thoái hóa các đốt sống.
Lười vận động
Ảnh minh họa
Theo một số nghiên cứu khoa học nhận thấy Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người lười vận động nhất trên thế giới. Thói quen lười vận động sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: tim mạch , đái tháo đường, béo phì, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…
Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, không chỉ rất hữu ích cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga …
Ngồi lâu 1 chỗ, vắt chéo chân, ngồi xổm
Ảnh minh họa
Thói quen ngồi lâu có thể khiến khối cơ cạnh cột sống vùng cổ, vùng lưng bị mỏi, dẫn đến các tổn thương như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy. Trong khi đó, việc ngồi vắt chéo chân dễ khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây nên tình trạng cứng khớp gối và tê bì chân. Ngoài ra, thói quen ngồi xổm sẽ vô tình tạo ra áp lực gấp 7 – 8 lần trọng lượng cơ thể lên phần khớp gối (áp lực này khi đi bộ chỉ bằng ½ trọng lượng cơ thể). Phần sụn và xương dưới sụn ở đầu gối dễ bị đè nén, mòn và thoái hóa gây đau nhức.
Thường xuyên bẻ khớp ngón tay, vặn lưng
Ảnh minh họa
Nhiều người thường bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, cổ khi làm việc trong thời gian dài khiến các khớp bị mỏi. Tuy nhiên, thói quen này lại dẫn tới tình trạng các khớp bị hoạt động nhanh, dây chằng giãn đột ngột, khớp quá tầm vận động, mặc dù chỉ là tổn thương nhỏ, song những thói quen này lặp đi lặp lại đẩy nhanh lão hoá xương khớp.
Cúi đầu xem điện thoại, máy tính
Ảnh minh họa
Cúi đầu sẽ khiến cột sống cổ phải chịu áp lực lớn gấp 3 lần trọng lượng bình thường. Nhiều người không biết rằng cúi, ngửa sẽ khiến cột sống cổ bị tổn thương rất lớn. Ở tư thế bình thường, cột sống cổ của cơ thể con người có hình vòng cung hình chữ C, và trọng lượng của cột sống cổ khoảng 5kg (tức là trọng lượng của đầu).
Tuy nhiên, khi chúng ta xem điện thoại di động, sử dụng máy tính... chúng ta nghiêng đầu về phía trước và cúi thấp đầu, ở tư thế cột sống cổ mảnh mai phải chịu thêm sức nặng gấp 3-5 lần, sau một thời gian dài tất nhiên rất dễ dẫn đến tình trạng lão hóa cột sống cổ.
Đeo túi một bên
Ảnh minh họa
Đeo túi ở bên vai lâu ngày sẽ khiến vai một bên cao một bên thấp, cơ vai bị co cứng. Thói quen này ngoài việc gây đau lưng còn có thể kéo theo tình trạng căng cơ, gây áp lực lên cột sống cổ, gây co cứng cơ cổ, thậm chí làm thay đổi độ cong của cột sống cổ. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau lưng thì nên tránh những chiếc túi đơn vai như vậy.
Các bạn nên đeo balo sau lưng, để áp lực của balo có thể phân bố đều lên vai hai bên, giảm áp lực cho một bên vai và cột sống cổ.
Đi giày cao gót thường xuyên
Ảnh minh họa
Đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là cột sống cổ và thắt lưng. Cột sống là cấu trúc được hình thành do liên kết nhiều đốt sống, khi tư thế chúng ta đứng thẳng thì bề mặt tiếp xúc giữa đốt sống và đốt sống gần như bằng phẳng, lực giữa các đốt sống sẽ được phân tán và không dễ gây chấn thương.
Các bạn nữ nên tránh đi giày cao gót, nếu thực sự phải đi thì khuyên gót không quá 5cm, không nên đi quá 4 giờ/ngày.
Dùng thuốc giảm đau
Ảnh minh họa
Đây là trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thống cơ xương khớp. Khi xuất hiện các chứng đau lưng, mỏi cổ tê bì, nhiều người tìm tới thuốc giảm đau để “cứu cánh” mà không biết đây là nguyên nhân của các bệnh lý xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, viêm khớp, cần điều trị đặc biệt.
Các thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs, Corticoid…) có hiệu quả tức thời nhưng không giải quyết được gốc rễ, khiến bệnh ngày càng nặng. Đặc biết, dùng lâu dài còn gây nhiều tác dụng phụ như: đau dạ dày, loãng xương, phù, giữ nước tăng cân…
Nhiều bệnh nhân chủ quan và cho rằng việc ăn uống không ảnh hưởng đến bệnh đau nhức xương khớp. Nhưng trên thực tế nó lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Một chế độ...
Nguồn: [Link nguồn]