7 sai lầm trong ăn uống và sinh hoạt khiến đường huyết tăng vọt

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo Thạc sĩ Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, một số sai lầm phổ biến trong chế độ ăn uống có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.

1. Ăn nhiều bánh mì trắng, cơm trắng

Các thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống chứa nhiều carbohydrate tinh chế, dễ chuyển hóa thành glucose và gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Khi dùng những thực phẩm này mà không kèm chất xơ, cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn, dẫn đến cảm giác đói nhanh và xu hướng ăn thêm nên thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám để duy trì đường huyết ổn định nhờ hàm lượng chất xơ cao.

2. Bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ

Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, khiến cơ thể đói và có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa sau, dễ làm tăng đường huyết, nên ăn đều đặn 3 bữa chính và thêm bữa phụ khi cần để duy trì năng lượng ổn định, tránh tăng đường huyết đột ngột.

3. Sử dụng đồ uống có đường

Nước ngọt, trà sữa, nước ép trái cây chứa nhiều đường hấp thụ nhanh, làm tăng đường huyết tức thời. Một lon nước ngọt có thể khiến đường huyết tăng đáng kể chỉ sau 30 phút.

Nước ngọt, trà sữa, nước ép trái cây chứa nhiều đường hấp thụ nhanh, làm tăng đường huyết.

Nước ngọt, trà sữa, nước ép trái cây chứa nhiều đường hấp thụ nhanh, làm tăng đường huyết.

Vì vậy, nên tránh đồ uống có đường, thay bằng nước lọc, trà thảo mộc hoặc cà phê đen không đường.

4. Ăn khẩu phần quá lớn

Lượng thức ăn quá nhiều, dù là thực phẩm lành mạnh như trái cây và ngũ cốc, cũng có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nên kiểm soát khẩu phần ăn, sử dụng đĩa nhỏ hơn và không ăn quá no.

5. Không uống thuốc đúng liều

Quên uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

6. Dùng quá nhiều thực phẩm năng lượng cao

Một số thực phẩm như miến, mì ống, bánh mì chứa nhiều carbohydrate dễ làm tăng đường huyết.

7. Uống nước ép trái cây, nước ngọt để giải khát

Nước ép trái cây và nước ngọt có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Nếu cần, chọn trái cây tươi để bổ sung chất xơ.

Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để quản lý tốt đường huyết và tránh biến chứng nguy hiểm. Điều quan trọng là duy trì thói quen lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch phù hợp, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên tắc ăn uống hỗ trợ ổn định đường huyết

Kết hợp bữa ăn đa dạng: Kết hợp carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa để giảm tốc độ tiêu hóa carbohydrate, ngăn ngừa đột biến đường huyết.

Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính và 1-3 bữa phụ khi có chỉ định) để duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng đường huyết đột ngột.

Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ tiêu hóa. Nên ăn 25-38g chất xơ mỗi ngày từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và trái cây ít ngọt.

Uống đủ nước: Đủ nước giúp điều hòa cơ thể và kiểm soát đường huyết. Chọn nước lọc thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây chứa nhiều đường.

Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục giúp tiêu hao glucose, giảm đường huyết và tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin. Người bệnh đái tháo đường nên duy trì 150 phút hoạt động mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong một lần đi khám răng định kỳ, ông Hoàng Bình G. (Hà Nội) được bác sĩ chỉ định đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán về khả năng mắc căn bệnh tiểu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Anh ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN