7 quan niệm sai lầm về dậy thì ở bé gái

Yahoo Health đã có cuộc trao đổi với Louise Greenspan, bác sĩ nội tiết nhi khoa và Julianna Deardorff, tiến sĩ tâm lý học (đồng tác giả cuốn sách The New Puberty – Tuổi dậy thì mới) về 7 quan niệm sai lầm phổ biến ở tuổi dậy thì.

Greenspan và Deardorff đã tiến hành nghiên cứu với sự tham gia của hơn 400 bé gái ở Khu vực Vịnh San Francisco (Mỹ) suốt 10 năm qua. Tuổi dậy thì ở bé gái ngày càng sớm. Hiện nay, ở Mỹ 10% bé gái bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi.

Tuổi dậy thì bắt đầu vào kì kinh nguyệt đầu tiên

Mọi người thường nghĩ như vậy. Nhưng thực tế theo Greenspan, đây chỉ là một giai đoạn sau trong tiến trình dậy thì. Giai đoạn đầu tiên là ngực phát triển và xuất hiện lông mu.

7 quan niệm sai lầm về dậy thì ở bé gái - 1

Yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất khi bé gái bắt đầu dậy thì

Thay đổi hooc môn khiến con gái dậy thì thường có cảm xúc thất thường

Hooc môn không tạo cảm xúc, mà đúng hơn nó chỉ làm gia tăng những vấn đề đang diễn ra trong bản thân mỗi bé gái. Hoàn cảnh mới là điều then chốt. 

Theo Deardorff, cha mẹ có thể hỗ trợ con gái bằng cách có thái độ nhất quán, kiểm soát chính cảm xúc của mình với con, dạy con cách điều chỉnh và biểu lộ cảm xúc thích hợp trong giai đoạn có nhiều thay đổi nhanh chóng này.

Giáo dục về tuổi dậy thì nên bắt đầu từ trung học

Thực tế vào lớp 2, một số bé gái đã bắt đầu dậy thì. Theo Greenspan, trẻ cần được giáo dục về những thay đổi thể chất, điều có thể diễn ra bắt đầu từ khoảng năm lớp 4. 

Sẽ không có vấn đề gì nếu các kiến thức này được dạy như một môn khoa học hoặc một chương trình về sức khỏe.

Yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất khi bé gái bắt đầu dậy thì

Trong quyển sách nêu trên, Deardorff và Greenspan nghiên cứu sâu chủ đề “tình trạng bấp bênh tuổi vị thành niên” - tương quan đến sự hiện diện của cha mẹ và mức độ tình cảm mà cha mẹ thể hiện với con cái trong những tháng đầu tiên khi con bắt đầu dậy thì. May mắn, có những điều mà cha mẹ có thể làm để giúp con cái họ thoát khỏi “tình trạng bấp bênh tuổi vị thành niên”. 

“Trong những năm đầu, mục tiêu là cần có những đáp ứng thích hợp với những nhu cầu cơ bản gồm nhu cầu cần sự niềm nở, an ủi và gần gũi. Khi đứa trẻ phát triển, cha mẹ cần duy trì những đáp ứng tình cảm và để tâm trí vào sự trưởng thành của con. Quan trọng nhất, những phản ứng của cha mẹ cần cho con cái cảm thấy được sự an toàn, nhất quán và có thể dự đoán được; giúp đứa trẻ phát triển nhận thức về sự an toàn, tin cậy trong thế giới này”, Deardorff nói.

Chất béo là thủ phạm chính gây béo phì ở trẻ em, một yếu tố dẫn đến dậy thì sớm

Theo Greenspan, chất béo thì không nguy hiểm bằng đường. Do đó, nên giúp trẻ hạn chế các thức ăn có đường. Đừng để nước ngọt có ga và khoai tây chiên trong nhà.

Đậu nành không anh toàn cho bé gái và phụ nữ, gây rối loạn hooc môn sau này

Đậu nành có kích thích tố nữ (phytoestrogens) — những hợp chất giống estrogen - cho nên mọi người sợ rằng nó sẽ “nhái” các estrogen trong cơ thể theo một chiều hướng xấu. 

Nhưng theo Greenspan, nhiều dữ liệu nghiên cứu khác nhau cho thấy tiếp xúc với đậu nành sớm có thể bảo vệ sức khỏe. Các thức ăn từ đậu nành hầu như an toàn. Đậu nành chưa chế biến thì tốt hơn đậu nành chế biến.  

Tất cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân từ tự nhiên đều an toàn

Tinh dầu hoa oải hương và tinh dầu tràm trà nguyên chất có thể gây rối loạn nội tiết với liều lượng lớn, có liên quan đến việc dậy thì sớm. “Với hàm lượng nhỏ các chất này trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân thì có thể an toàn, nhưng chúng tôi không chắc”, Greenspan nói.

Phthalates (một loại chất làm dẻo thường dùng trong mỹ phẩm) cũng được coi là một chất gây rối loạn nội tiết. Nhưng chúng ta không biết dùng bao nhiêu thì ảnh hưởng đến các bé gái đang lớn. Theo Greenspan, thời điểm cũng quan trọng như liều lượng, cho nên cha mẹ nên giảm bớt các sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày của những bé gái đang dậy thì có chứa các chất trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Thùy (Pháp luật TPHCM/ Yahoo)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN