7 phát minh y tế giúp nền y học có bước tiến vượt bậc
Sự đổi mới nhanh chóng trong lĩnh vực y tế đã có tác động cực tốt trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
1. Ống nghe (phát minh năm 1815)
Trước khi phát minh ra ống nghe, các bác sĩ chỉ có thể đặt tai vào ngực bệnh nhân để nghe nhịp tim và phổi. Tuy nhiên, đây là phương pháp không mấy hiệu quả.
Trong một lần thăm khám theo phương pháp trên, bác sĩ người Pháp René Laënnec đã cố gắng nghe nhịp tim của một bệnh nhân có lớp mỡ khá dày và không thể nghe thấy nhịp tim của anh ấy. Điều này đã thôi thúc ông phát triển ra chiếc ống nghe đầu tiên, một ống gỗ hình chiếc kén, có tác dụng khuếch đại âm thanh của tim và phổi. Sáng kiến khuếch đại âm thanh này đã dẫn đến phiên bản ống nghe mà chúng ta biết ngày nay.
2. Thuốc mê (phát minh năm 1846)
Từ xa xưa đã có muôn vàn hình thức gây mê được thử nghiệm. Thế nhưng vào năm 1846, một nha sĩ tên William TG Morton là người đầu tiên chứng minh việc sử dụng Ether gây mê trong phẫu thuật. Sự kiện này đánh dấu cho phương pháp gây mê hiện đại, cho phép điều trị không gây đau đớn cho bệnh nhân, ngay cả khi bác sĩ phải thực hiện những ca phẫu thuật phức tạp.
3. Tia X (phát minh năm 1895)
Trước khi có máy chụp X-quang, việc chuẩn đoán và điều trị chấn thương là vô cùng khó khăn đối với các bác sĩ. Phải đến năm 1895, nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra tia X, mọi vấn đề phức tạp mới được giải quyết một cách đơn giản. Vào thời điểm đó, tia X kì diệu đến mức nhiều người không tin vào những báo cáo ban đầu của nhà khoa học. Ngày nay, X-quang là một kỹ thuật hình ảnh mạnh mẽ, được sử dụng trong việc thăm khám, điều trị và dùng trong các cuộc phẫu thuật. CT, xạ trị và soi huỳnh quang đều dựa trên tia X.
4. Thuốc kháng sinh (phát minh năm 1907)
Kỷ nguyên của thuốc kháng sinh bắt đầu với sự tổng hợp Salvarsan (nay được gọi là Arsphenamine) của Alfred Bertheim và Paul Ehrlich vào năm 1907. Thuốc được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên cho bệnh giang mai, đánh dấu sự khởi đầu của điều trị kháng khuẩn. Năm 1928, Alexander Fleming ghi nhận tác dụng kháng khuẩn mà nấm Penicillium gây ra (tiêu diệt vi khuẩn trong đĩa Petri), đánh dấu sự khởi đầu của Penicillin. Thuốc kháng sinh chỉ bắt đầu được sử dụng phổ biến sau năm 1945 khi các phương pháp sản xuất hàng loạt để sản xuất Penicillin trở nên phổ biến.
Thuốc kháng sinh đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học hiện đại, vì chúng cho phép điều trị và phục hồi các bệnh thường gây tử vong trước đây. Cùng với tiêm chủng, thuốc kháng sinh đã tạo điều kiện cho việc tiêu diệt gần như xóa sổ các bệnh dịch như bệnh lao. Thật khó để tưởng tượng thế giới của chúng ta mà không có kháng sinh trong đó. Ngày nay, cộng đồng y tế đang xem xét nghiên cứu các vi khuẩn kháng thuốc đã phát triển do lạm dụng thuốc kháng sinh.
5. Ống thông dùng 1 lần (phát minh năm 1944)
Hầu hết các đổi mới y học được tiên phong bởi những người có học vấn cao, nhưng trong trường hợp này, điều ngược lại đã xảy ra. Ống thông dùng một lần được phát minh bởi David S. Sheridan, người chỉ mới học lớp 8 và đang làm việc trong một doanh nghiệp sửa chữa sàn nhà vào thời điểm đó.
Sheridan đã tạo ra một ống nhựa rỗng được thiết kế để bỏ đi sau một lần sử dụng. Sau đó, ông đã nắm giữ hơn 50 bằng sáng chế trước khi qua đời vào năm 2004 ở tuổi 95.
6. Máy khử rung tim (phát minh năm 1947)
Máy khử rung tim là một trong những phát minh kỳ diệu nhất và khái niệm ý tưởng về khử rung tim đã được biết đến trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, phải đến khi Claude Beck, một bác sĩ phẫu thuật tim mạch ở Cleveland, khử rung tim thành công cho một bệnh nhân cận kề cái chết thì loại máy này mới được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Ngày nay, máy khử rung tim được sử dụng hàng ngày trên khắp thế giới và đã cứu hàng triệu người thoát khỏi tay “Thần chết”.
7. CT Scanner (phát minh vào năm 1971) và MRI (phát minh vào năm 1978)
Việc phát minh ra tia X đã tạo ra một cuộc cách mạng về chi tiết của một cuộc kiểm tra, các nhà y tế muốn tiếp cận với chi tiết hơn nữa - dẫn đến việc phát minh ra máy quét CT, hiển thị các lớp khác nhau trong nhiều hình ảnh X-quang.
Tiến sĩ Godfrey Hounsfield đã phát triển máy quét CT đầu tiên được thử nghiệm trên một bệnh nhân ở London. Sau đó, ông đã nhận được giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1979 cho sáng chế này.
Sau khi phát minh ra máy quét CT, Tiến sĩ Raymond V. Damadian đã cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật sử dụng cộng hưởng từ hạt nhân để phân biệt giữa mô bình thường và mô ung thư. Điều này sau đó đã phát triển thành MRI và cải thiện hoàn toàn việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]
Ít ai biết được, ống tiêm đầu tiên ra đời là để chữa cho một nữ bệnh nhân bị đau dây thần kinh ở mặt trong suốt nhiều năm.