7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng

"Xì hơi" (trung tiện) nơi công cộng là việc gây khó xử nhưng không ai có thể kiềm chế được. Do đó, bạn nên chú ý đến những yếu tố gây "xì hơi" để tránh phải trở nên bối rối khi đang ở nơi công cộng, chốn đông người.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 1

1. Không nhai thức ăn đúng cách: Khi ăn vội, bạn thường không nhai thức ăn đủ mềm và nuốt vội. Khi ấy, bạn hấp thu rất nhiều không khí vào bao tử, gây chướng bụng. Đây là nguyên nhân thứ nhất khiến bạn "xì hơi" nhiều.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 2

Hạt đậu cũng là một trong những thức ăn dễ gây đầy bụng. Hình minh họa.

2. Ăn thức ăn nhiều hơi khí: Các loại như đậu, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, các sản phẩm lên men rất dễ gây đầy bụng.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 3

Những thức ăn có nhiều đường.

3. Thức ăn có đường: Nếu ăn quá nhiều đường, vi khuẩn trong bao tử sẽ phân hóa và sinh ra khí hơi trong quá trình tiêu hóa.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 4

Hút quá nhiều không khí vào bụng khi hút thuốc cũng làm bạn rất dễ 'xì hơi'  không kiểm soát.

4. Hút thuốc: "Xì hơi" rất dễ thấy ở những người hút thuốc, vì họ hút quá nhiều không khí vào bụng và khí này bị chặn lại trong thực quản, dạ dày, ruột kết.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 5

Ăn quá nhiều chất xơ cũng dễ sản sinh khí, gây xì hơi.

5. Chế độ ăn nhiều chất xơ: Chất xơ rất lành mạnh nhưng cũng dễ sản sinh khí. Thực phẩm giàu chất xơ được tiêu hóa hoàn toàn bằng vi khuẩn trong bao tử, sinh ra khí. Bạn nên để ý điều chỉnh thức ăn có chất xơ đến mức chúng không khiến bạn "xì hơi" nữa.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 6

Hội chứng ruột kích thích. Hình minh họa.

6. Hội chứng ruột kích thích: Khi bị hội chứng này, thức ăn không di chuyển đúng cách qua đại tràng, kết quả là ruột rỗng và khí tích tụ.

7 lý do khiến bạn "xì hơi" không ngừng - 7

Bệnh táo bón cũng là nguyên nhân gây chướng bụng, xì hơi liên tục. Hình minh họa. 

7. Táo bón: Khi ruột không được làm sạch hoàn toàn, phân di chuyển quá chậm trong ruột, khí được tích tụ gây chướng bụng, xì hơi liên tục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TPHCM/ thehealthsite)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN