7 dấu hiệu trên cơ thể cho thấy các tế bào ung thư đang tăng vọt
Khi các tế bào ung thư trong cơ thể tăng nhanh, xâm lấn sang các cơ quan khác, nó sẽ có một số dấu hiệu điển hình.
Ung thư không phải là căn bệnh nhất thời bộc phát đột ngột, các tế bào ung thư âm thầm phát triển và xâm lấn trong thời gian dài, khi tới giai đoạn nặng mới có những triệu chứng rõ ràng nhất.
Trên thực tế có rất nhiều loại ung thư, mỗi loại có những triệu chứng khác nhau. Khi các tế bào ung thư trong cơ thể tăng vọt, cơ thể sẽ biểu hiện 7 dấu hiệu sớm dưới đây, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Sụt cân nhanh
Hầu hết bệnh nhân ung thư đều cảm thấy chán ăn. Điều này là do các tế bào ung thư sản sinh ra một chất làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cẩn thiết, lâu dần gây teo cơ, sụt cân, loãng xương.
Những người mắc ung thư lâu không được phát hiện, tình trạng sụt cân càng diễn ra nghiêm trọng.
2. Suy thận
Khi khối u tiếp tục phát triển, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn vào các cơ quan lân cận, gây tắc nghẽn niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu nó gặp vấn đề, con người sẽ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Đặc biệt, nó dễ gây suy thận, người bệnh bị hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
3. Đau không rõ nguyên nhân
Sau khi các tế bào ung thư tăng vọt, chúng có thể chèn ép các dây thần kinh hoặc xâm lấn vào xương, trường hợp nặng sẽ gây đau nhức không thể chịu nổi.
Đau ở cục bộ hoặc lan rộng khắp cả người, ngứa ran, nhức mỏi… rất khó để tìm ra nguyên nhân. Nếu do thỉnh thoảng ăn không tiêu, làm việc quá sức hoặc cơ thể đau nhức do va chạm, phần lớn đều có thể điều trị bằng cách uống một số loại thuốc giảm đau. Nhưng nếu là cơn đau đột ngột, không thể chịu đựng được hoặc đau âm ỉ kéo dài gần 1 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
4. Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi là tình trạng có một lượng dịch trong màng phổi nhiều hơn mức bình thường. Thông thường, nếu việc tràn dịch ở mức độ nhẹ, nó chỉ khiến người bệnh bị khò khè. Nhưng khi mầm bệnh xâm nhiễm vào phổi, nó sẽ dễ dàng gây viêm, tình trạng này xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân ung thư phổi.
Ngoài ra, sự tổn thương này còn gây cản trở sự trao đổi khí lưu thông của cơ thể, dễ gây ngạt thở cho người bệnh.
5. Tắc ruột
Nếu đại tràng và trực tràng bị tắc nghẽn sau khi ung thư xuất hiện, nó sẽ gây tắc ruột, cản trở quá trình “tống” phân ra ngoài một cách bình thường, dễ gây thủng ruột. Nếu phẫu thuật không được thực hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
6. Vàng da
Khi cơ thể có tế bào ung thư, các tổn thương sẽ khiến chất bilirubin không được đào thải ra ngoài thuận lợi, nó sẽ bị tích tụ trong máu, cuối cùng vận chuyển đến một số mô trong cơ thể, dẫn đến ngứa da, vàng da, củng mạc mắt có màu vàng hoặc xanh, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
Có nhiều nguyên nhân gây vàng da nhưng trường hợp nặng thường liên quan tới bệnh gan. Nếu có ung thư gan xuất hiện, ngoài vàng da còn kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, các mạch máu nổi lên trên da như mạng nhện.
7. Hội chứng cận ung thư
Hội chứng cận ung thư của hệ thần kinh là một nhóm các rối loạn hiếm gặp xảy ra ở một số bệnh nhân ung thư. Nó có thể ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác, bao gồm nội tiết, da liễu, máu và khớp.
Hội chứng này xảy ra khi các chất chống ung thư của hệ miễn dịch tấn công các vùng như não, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi hoặc cơ.
Tùy thuộc vào phần nào của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, hội chứng cận ung thư có thể gây ra các vấn đề về chuyển động hoặc phối hợp cơ, nhận thức, giác quan, trí nhớ, tư duy và thậm chí cả giấc ngủ.
Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có thể hồi phục bằng các liệu pháp nhắm vào cả ung thư và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và không thể đảo ngược đối với hệ thần kinh.
Nguồn: [Link nguồn]
Ung thư đại tràng có mức độ tử vong cao nhưng nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm tăng đáng kể.